Cơ sở vật chất hiện đại Cơ sở vật chất hiện đại
Dịch vụ phòng khám riêng tư Dịch vụ phòng khám riêng tư
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

Suy thận mạn: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị bệnh

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Suy thận mạn là một căn bệnh nguy hiểm, do tình trạng thận mất các chức năng quan trọng. Để biết thêm thông tin chi tiết về nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị và phòng bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn (hay suy thận mãn tính) là giai đoạn cuối của bệnh thận nạn, là giai đoạn nặng nhất và có thể gây ra tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Khi bị bệnh này, thận sẽ mất khả năng đào thải các chất độc hại ra khỏi máu, chức năng lọc máu gặp vấn đề. Để duy trì sự sống, người bệnh cần phải chạy thận nhân tạo hoặc nhanh chóng được ghép thận.

Theo số liệu thống, trên thế giới hiện có khoảng 3 triệu người có tình trạng suy thận mạn tính đang trong quá trình điều trị và thay thế thận. Tuy nhiên, trường hợp ghép thận thường chỉ phổ biến ở những nước phát triển, còn những nước đang phát triển thì tỷ lệ thay thế thận khá thấp chỉ khoảng 10 -20% được ghép thận. Do đó, tỷ lệ tử vong do bệnh này vẫn khá cao.

Suy thận mạn là bệnh gì?
Suy thận mạn là bệnh gì?

Các triệu chứng của suy thận mạn

Trong giai đoạn đầu, người bị bệnh mạn thận thường ít thấy các triệu chứng nên rất khó nhận biết. Khi biết có bệnh thì tình trạng đã trở nặng và khó chữa trị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, tình trạng bệnh mà bệnh nhân suy thận mãn tính sẽ có các triệu chứng phổ biến như:

  • Tiểu buốt hoặc tiểu ít: Đây là một trong những triệu chứng đáng chú ý nhất của suy thận mạn. Do thận không còn hoạt động tốt như trước đây, nên khó kiểm soát được.
  • Sưng phù chân: Sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể có thể dẫn đến sưng phù chân suy thận, tay hoặc thậm chí cả mặt.
  • Mệt mỏi và suy giảm sức khỏe: Suy thận mạn tính có thể dẫn đến sự mệt mỏi, làm bạn khó chịu, mất tinh thần và từ đó sức khỏe cũng bị suy giảm đáng kể.
  • Tăng huyết áp: Khi thận bị suy giảm chức năng có thể dẫn đến tăng huyết áp. Điều này có thể gây ra các tổn thương đến bộ phận của thận.
  • Nôn mửa: Do sự tích tụ của chất lỏng dẫn đến sự chèn ép các bộ phận khác trong cơ thể, và dẫn đến đau bụng, nôn mửa.
  • Giảm cân: Suy thận mạn có thể dẫn đến giảm cân vì bạn không có cảm giác đói và luôn không thấy ngon miệng. Cơ thể cũng giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm do thận gặp vấn đề.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khi thận bị suy giảm chức năng có thể gây rối loạn đến giấc ngủ, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
Các triệu chứng của bệnh suy thận mạn
Các triệu chứng của bệnh suy thận mạn

Nguyên nhân của suy thận mạn

Bệnh thận mạn là tình trạng thận hoạt động không tốt do bị tổn thương, dẫn đến suy giảm các chức năng. Nguyên nhân gây ra bệnh này bao gồm:

  • Tiểu đường: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra suy thận mạn. Các cơn đái tháo đường kéo dài có thể gây tổn thương mô thận và dẫn đến tình trạng suy thận.
  • Huyết áp cao: Huyết áp cao có thể làm tổn thương các mạch máu và mô thận, làm suy giảm các chức năng của thận.
  • Các bệnh lý thận: Gồm các bệnh như viêm thận, thận đa nang, thận cấp tính, … có thể làm tổn thương các mô thận và gây ra bệnh.
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc không được chỉ định hay dùng thuốc quá liều sẽ làm tổn thương đến thận.
  • Các yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân trên thì vấn đề về tuổi tác, thói quen vận động, hút thuốc, uống rượu, béo phì hoặc tiền sử gia đình có bệnh thì đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy mạn thận.
Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn
Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn

Các biến chứng của bệnh suy thận mạn

Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng suy thận mạn như:

  • Rối loạn chuyển hóa: Bệnh này có thể gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến suy giảm nhiều chức năng của cơ thể. Chẳng hạn như gây ra tình trạng giảm cân nhanh chóng, suy dinh dưỡng, giảm các chức năng thần kinh. Thậm chí nếu bệnh nặng sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong.
  • Tăng huyết áp: Suy thận mạn có thể dẫn đến tăng huyết áp do giảm khả năng ổn định cân bằng của nước và các chất trong cơ thể. Dẫn đến tăng áp lực trong động mạch và tim.
  • Đái tháo đường: Bệnh thận thường làm suy giảm chức năng thận, khiến cho việc loại bỏ lượng đường dư và các chất thải không thực hiện được, dẫn đến tình trạng đái tháo đường.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Suy thận mạn có thể dẫn đến suy thận cấp tính, một trong những tình trạng nguy hiểm dẫn đến suy tim, huyết áp và có nguy cơ tử vong.

Chẩn đoán suy thận mạn

Suy thận mạn là một bệnh lý về thận, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường sẽ tiến hành theo các bước sau:

  • Hỏi về bệnh sử người bệnh: Vì đây là căn bệnh có tình trạng kéo dài, nên bác sĩ có thể hỏi về tình trạng bệnh nhân như: Tình trạng tiểu ít, tiểu đạm, tăng huyết áp, tay chân sưng phù, gia đình có bệnh sử, các đơn đau quặn thận, tình trạng bị viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, …
  • Tiến hành khám lâm sàng: Những người mắc bệnh thận mạn thường có các biểu hiện lâm sàng khi đã đến giai đoạn nặng. Một số triệu chứng thường xuất hiện trong giai đoạn 3 đến giai đoạn 5 như: Cảm thấy mệt mỏi, bứt dứt, tăng sắc tố da, cơ thể dễ bầm, nhiều mụn, mất cảm giác, nôn ói, rối loạn mất ngủ, …

Nếu kết quả lọc thận giảm thấp (<5ml/phút) thì có thể gây ra các rối loạn như tích tụ chất độc, mất dần các chức năng điều hòa nội tiết tố và có phản ứng gây ảnh hưởng đến các mạch màu và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

    • Thực hiện khám cận lâm sàng: Để xác định tình trạng bệnh bằng phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định để xét nghiệm. Một số xét nghiệm thường áp dụng như: Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cao cấp, tổng phân tích các tế bào máu. Đánh giá các chức năng thận, xét nghiệm suy thận mạn, đo điện tim, siêu âm, chụp X-quang phổi, …
  • Chẩn đoán bệnh: Dựa trên các kết quả phân tích ở trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán được suy thận mạn đang ở mức độ và giai đoạn nào. Đồng thời sẽ chẩn đoán một số biến chứng để cho người bệnh có thể sự phòng các nguy cơ về biến chứng mà bệnh gây ra.

Thông thường bác sĩ sẽ dựa trên độ lọc cầu thận (GFR) để đánh giá, giúp xác định điều trị đúng và kịp thời cho người bệnh. Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Tổn thương thận (Chỉ số GFR từ 90 ml/ph/1.73m2 trở lên) sẽ thực hiện điều trị nội khoa.
  • Giai đoạn 2: Tổn thương thận, GFR giảm nhẹ (từ 60 – 89 ml/ph/1.73m2) sẽ thực hiện điều trị nội khoa.
  • Giai đoạn 3: Tổn thương thận với GFR giảm vừa (từ 30 – 59 ml/ph/1.73m2) sẽ được điều trị nội khoa.
  • Giai đoạn 4: Tổn thương thận với GFR giảm mạnh (từ 15 – 29 ml/ph/1.73m2) cũng được điều trị nội khoa.
  • Giai đoạn 5: Suy thận mạn (chỉ số GFR còn dưới 15 ml/ph/1.73m2), sẽ được điều trị bằng cách lọc máu và ghép thận.

Điều trị suy thận mạn

Vì đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh nên thường bác sĩ sẽ điều trị các tình trạng bệnh trước để chuẩn bị cho việc ghép thận nếu bệnh trở nặng. Đối với các dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh, các bác sĩ sẽ điều chỉnh lại liều lượng thuốc cũng như giảm các biến chứng như thiếu máu, suy dinh dưỡng, tim mạch, … Cụ thể:

    • Điều trị các triệu chứng của bệnh: Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có các biện pháp phù hợp với từng bệnh nhân.
  • Điều trị bằng cách thay thế thận: Khi điều trị bằng hình thức này, bác sĩ có thể chỉ định một trong 3 phương pháp:
  • Chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân (hay còn gọi là lọc máu): Đây là phương pháp thay thế một số chức năng của thận khi nó không còn hoạt động tốt. Nếu sử dụng đúng cách, sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng sức khỏe và sống lâu hơn. Việc này phải được tiến hành thường xuyên.
  • Lọc màng bụng cho bệnh nhân: Lớp màng trong bụng của bệnh nhân sẽ hoạt động giống như một bộ lọc giúp đào thải những chất độc ra ngoài cơ thể. Hiện nay có cách lọc màng liên tục (CAPD) và lọc màng bụng chu kỳ tự động (APD). Trong đó APD sẽ thực hiện vào ban đêm, khi bệnh nhân ngủ.
  • Thay thế thận (ghép thận): Đây là việc thay thế thận đã bị mất các chức năng bằng một quả thận khác khỏe mạnh, giúp người bệnh có thể sống tiếp. Thường thận này lấy từ những người hiến tặng, thời gian chờ được ghép thận khá dài vì còn phải tìm quả thận phù hợp. Nếu được thay thế thận, bệnh nhân sẽ được chăm sóc ở bệnh viện cho đến khi hồi phục.
Điều trị bệnh suy thận mạn
Điều trị bệnh suy thận mạn

Cách phòng ngừa bệnh suy thận mạn

Để phòng ngừa suy thận mạn, có thể thực hiện các biện pháp như:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Điều trị các bệnh lý cơ bản và kiểm soát huyết, đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ làm giảm tải trọng thận và giảm nguy cơ suy thận mạn.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác: Đây đều là những thứ có thể gây tổn hại đến thận, và gây ra nhiều bệnh lý khác. Việc hạn chế và không sử dụng sẽ giúp bảo vệ cho thận của bạn được tốt hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe: Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp điều chỉnh được chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt để giảm tình trạng mắc bệnh. Đồng thời, thường xuyên theo dõi sức khỏe sẽ dễ phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, trước khi mà bệnh đến giai đoạn nặng.
  • Giữ thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tránh các đồ ăn gây hại sẽ giúp thận không bị tổn thương. Kèm với đó nếu có thói quen sinh hoạt lành mạnh như thường xuyên vận động, tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể được khỏe mạnh hơn.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp chi tiết nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng cũng như cách điều trị và phòng ngừa suy thận mạn. Hy vọng, bài viết của t4ghcm sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích, để có thể phòng tránh bệnh này, đảm bảo sức khỏe cho bạn và người thân.
Tài Liệu Tham Khảo: https://www.cdc.gov/kidneydisease/basics.html, https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-kidney-disease/symptoms-causes/syc-20354521, https://www.nhs.uk/conditions/kidney-disease/

Rate this post

Tin liên quan