Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Điều trị và cách phòng ngừa

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Để tìm hiểu chi tiết về bệnh đau thần kinh tọa: nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách trị thần kinh tọa, đau thần kinh tọa hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của t4ghcm.

Dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa hay còn được gọi là dây thần kinh hông to, là một loại dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, kéo dài từ phần dưới thắt lưng cho đến các ngón chân. Nó có chức năng chi phối toàn bộ vận động và cảm giác của hai chi dưới.

Đau thần kinh tọa là bệnh như thế nào?

Bệnh đau thần kinh tọa (Sciatica pain) là đau dọc theo chiều dài của dây thần kinh tọa. Cơn đau bắt đầu từ cột sống thắt lưng lan đến mặt ngoài đùi, mặt trước của cẳng chân, mắt cá ngoài và xuống đến các ngón chân.

Tuy thông thường bệnh đau dây thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể nhưng nó gây ra cảm giác đau đớn nặng nề, làm trì trệ mọi hoạt động của cơ thể.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa là gì?

Một số nguyên nhân đau thần kinh tọa có thể kể đến như:

  • Bị thoát vị đĩa đệm.

Đây là một nguyên nhân thông thường, phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau thần kinh hông to (chiếm đến 80% các trường hợp bị mắc bệnh).

Khi đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí thông thường của nó, dây thần kinh tọa bị chèn ép đau buốt.

  • Có khả năng do một số nguyên nhân khác như: bị chấn thương, do viêm khớp thoái hóa kích thích, do sưng/ viêm dây thần kinh tọa, bị tổn thương thân đốt sống (do u, vi khuẩn gây ra), do bị viêm đĩa đệm đốt sống.
  • Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn như: dây thần kinh tọa bị chèn bởi các khối u, cơ, do bị chảy máu trong, nhiễm trùng hoặc bị biến chứng từ chấn thương.
  • Các yếu tố có nguy cơ cao khiến bệnh phát tác: tuổi tác (từ 30-50 tuổi), trọng lượng cơ thể lớn, mắc bệnh tiểu đường, tính chất công việc phải bê vác nặng hoặc ngồi lâu trong một tư thế nhất định.
Bị thần kinh tọa - nguyên nhân do đâu?
Bị thần kinh tọa – nguyên nhân do đâu?

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Hầu hết các triệu chứng bệnh đau dây thần kinh tọa đều có thể biến mất khi sử dụng các phương pháp điều trị không phẫu thuật trong vài tuần. Một số trường hợp bị đau nghiêm trọng như: chân bị yếu đáng kể, thay đổi ruột hoặc bàng quang thì cần phẫu thuật ngay để giảm đau.

Bệnh thần kinh tọa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm các chi bị suy yếu dần, có thể dẫn đến tàn phế, suy giảm các chức năng vận động. Vì vậy cần chẩn đoán về điều trị sớm, kịp thời để hạn chế tối đa những hậu quả: teo cơ, tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn,…

Cách phân biệt đau thần kinh tọa với bệnh lý khác

Nhiều người có thể bị nhầm lẫn dấu hiệu đau thần kinh tọa với một số bệnh lý khác như bệnh thoát vị đĩa đệm và hội chứng cơ hình lê.

Phân biệt giữa đau dây thần kinh tọa và bệnh thoát vị đĩa đệm

Đau dây thần kinh tọa có thể là triệu chứng xuất hiện khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc do bị một số bệnh lý khác. Vì vậy nhiều trường hợp bị mắc đồng thời cả đau thần kinh tọa lẫn thoát vị đĩa đệm. Song, ta có thể phân biệt 2 loại bệnh lý này dựa vào một số điểm khác biệt:

  • Đau thần kinh tọa: đau theo đường đi của dây thần kinh tọa từ vùng thắt lưng kéo dài xuống đến bàn chân, kèm với đó là biểu hiện nóng rát thường xuyên (kể cả lúc nghỉ ngơi).
  • Thoát vị đĩa đệm xuất hiện những cơn đau ở 2 bên thắt lưng của cơ thể. Các cơn đau âm ỉ, mức độ tăng dần khi người bệnh gắng sức.

Phân biệt giữa bệnh đau dây thần kinh tọa với hội chứng cơ hình lê

Cơn đau của đau dây thần kinh tọa và hội chứng cơ hình lê đều kéo dài từ thắt lưng xuống đến bàn chân, gây tê nhức một bên cơ thể. Tuy nhiên ta vẫn có thể phân biệt 2 loại bệnh:

  • Cơn đau thần kinh tọa dữ dội hơn so với hội chứng cơ hình lê và nó ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động di chuyển của người bệnh.
  • Cơn đau của cơ hình lê không xuất hiện ở mặt ngoài đùi và có thể giảm đi đáng kể nếu người bệnh đi bộ hướng bàn chân ra ngoài.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh đau thần kinh hông to

Có một số cách để chẩn đoán bệnh đau thần kinh hông to (đau thần kinh tọa) hiệu quả:

Thăm khám với các bác sĩ uy tín, có chuyên môn.

Bạn cần tới bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để khám đau thần kinh tọa. Các bác sĩ sẽ dựa theo tiền sử bệnh lý, các triệu chứng xuất hiện ở cơ thể cùng một vài phương pháp chẩn đoán khác để xác định tình trạng bệnh lý của bạn.

Thử kiểm tra khả năng vận động của cơ thể.

Bạn cần thực hiện một số động tác để kiểm tra vận động của cơ thể:

  • Kiễng gót chân và đi để kiểm tra sức mạnh của cơ phần bắp chân.
  • Nâng thẳng chân để xác định xem bạn có vấn đề ở đĩa đệm không, các dây thần kinh có bị ảnh hưởng hay không.
  • Thử các động tác kéo căng và chuyển động khác để kiểm tra sự linh hoạt của các cơ và xác định cơn đau.

Thực hiện các kiểm tra, chẩn đoán bằng hình ảnh.

Để xác định rõ mức độ, tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các kiểm tra hình ảnh như:

  • Chụp X-quang cột sống
  • Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính.
  • Kiểm tra điện cơ đồ
  • Chụp tủy đồ.

Các kiểm tra này cần có sự đề nghị của bác sĩ, vì vậy bạn nên tới thăm khám và xin lời khuyên kỹ càng.

Cách chẩn đoán chính xác bệnh đau thần kinh tọa
Cách chẩn đoán chính xác bệnh đau thần kinh tọa

Triệu chứng thần kinh tọa

Các triệu chứng đau dây thần kinh tọa có thể kể đến như:

  • Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, bị đau cột sống thắt lưng rồi lan tới mặt ngoài đùi, cẳng chân, mắt cá và các ngón chân.
  • Cơn đau lan từ thắt lưng xuống đến mông, phía sau chân.
  • Một số người bị tê, ngứa râm ran hoặc bị yếu cơ ở chân, bàn chân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khó di chuyển.

Tùy từng mức độ bệnh khác nhau mà dấu hiệu bệnh thần kinh tọa cũng khác nhau.

Cách chữa đau thần kinh tọa

Để chữa đau dây thần kinh tọa cần tuân thủ một số nguyên tắc:

  • Cần tìm ra gốc rễ nguyên nhân và điều trị đúng cách theo phác đồ.
  • Chỉ cần điều trị nội khoa trong các trường hợp bệnh nhẹ và vừa.
  • Cần can thiệp biện pháp ngoại khoa nếu có biến chứng liên quan đến cảm giác, vận động.
  • Cần điều trị chuyên khoa và điều trị giải ép cột sống khi bị đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính.

Các cách trị đau thần kinh tọa tốt hiện nay:

1. Phương pháp điều trị nội khoa.

Chú ý chế độ nghỉ ngơi: không ngồi quá lâu, hạn chế các tác động mạnh, mang vác vật nặng,…

2. Cách chữa thần kinh tọa bằng thuốc.

  • Sử dụng thuốc giảm đau (tùy từng mức độ bệnh mà sử dụng liều lượng và loại thuốc phù hợp).
  • Với trường hợp cơn đau quá ác liệt cần sử dụng các chế phẩm thuốc có chứa morphin.
  • Sử dụng thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc vitamin nhóm B

3. Phương pháp điều trị bệnh thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu.

Khi cơn đau đã thuyên giảm, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện tính linh hoạt, chữa thần kinh tọa:

  • Điều trị bằng mát xa liệu pháp.
  • Tập thể dục trị liệu: tập xà đơn treo người nhẹ, bơi, bài tập kéo giãn cột sống,…

4. Điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa.

Cách trị thần kinh tọa này được sử dụng trong trường hợp điều trị nội khoa không có tác dụng, bị chèn ép nặng hoặc bị teo cơ. Có 2 phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị:

  • Làm phẫu thuật để lấy nhân đệm.
  • Làm phẫu thuật để cắt cung sau đốt sống.

5. Phương pháp điều trị hỗ trợ.

Dùng phương pháp điều trị hỗ trợ: chườm nóng, chườm lạnh để giảm đau.

6. Một số phương pháp điều trị thần kinh tọa khác.

Một vài liệu pháp điều trị thay thế được dùng cho đau thắt lưng: biện pháp châm cứu, nắn khớp xương.

Các biện pháp chữa đau thần kinh tọa hiệu quả nhất
Các biện pháp chữa đau thần kinh tọa hiệu quả nhất

Cách phòng ngừa đau dây thần kinh tọa hiệu quả nhất

Không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa đau dây thần kinh tọa, tuy nhiên bạn cũng có những biện pháp giúp giảm khả năng bị đau thần kinh tọa:

  • Cần chú ý tập thể dục đều đặn hơn để tăng khả năng năng vận động.
  • Chú ý tư thế ngồi thích hợp, không nên ngồi một tư thế quá lâu.
  • Hạn chế mang vác vật nặng, nếu bắt buộc phải bê vật nặng cần sử dụng tư thế hợp lý.

Câu hỏi có liên quan đến đau thần kinh tọa

Một số câu hỏi thường gặp về căn bệnh đau thần kinh tọa:

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Các triệu chứng của bệnh thần kinh tọa có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện đúng nguyên nhân, uống thuốc trị đau thần kinh tọa cũng như có cách điều trị bệnh thần kinh tọa đúng đắn và hợp lý.

Cách cách chữa đau dây thần kinh tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Để chữa dứt điểm đau thần kinh tọa, bạn nên đến tham khảo lời khuyên của các bác sĩ. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng một số bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa để giảm thiểu các triệu chứng bệnh:

  • Chữa bệnh đau dây thần kinh tọa bằng lá lốt.
  • Sử dụng lá đinh lăng để chữa đau thần kinh tọa.
  • Sử dụng rau má để chữa đau dây thần kinh tọa.
  • Sử dụng sâm ngọc linh chữa đau thần kinh tọa

Bị bệnh đau thần kinh tọa uống thuốc gì?

Để tìm hiểu kỹ về thuốc điều trị đau dây thần kinh hông to, bạn nên đến gặp bác sĩ để xin lời khuyên và sử dụng với liều lượng phù hợp nhất, hiệu quả nhất.

Các câu hỏi thường gặp về vấn đề đau thần kinh tọa
Các câu hỏi thường gặp về vấn đề đau thần kinh tọa

Kết luận

Đây là những thông tin hữu ích về bệnh đau thần kinh tọa mà t4ghcm muốn giới thiệu đến bạn. Nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào của căn bệnh trên hãy tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám, xin lời khuyên và điều trị kịp thời.

Rate this post

Tin liên quan