Tìm Hiểu Chất thải y tế: Phân loại và cách quản lý 

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Nếu muốn tìm hiểu những thông tin về chất thải y tế cũng như học cách phân loại và tổ chức quản lý cho từng loại chất thải phù hợp, hãy cùng t4ghcm tham khảo bài viết dưới đây.

Khái niệm về chất thải y tế?

  • Chất thải y tế là bất kỳ các chất thải nào được phát sinh từ hoạt động của các cơ sở y tế có chứa chất nhiễm trùng hoặc vật liệu có khả năng truyền nhiễm. Nó có thể được thải ra từ các nơi như bệnh viện, phòng khám nha khoa, phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu y khoa,… 
  • Chất thải y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế. 
Chất thải y tế là gì? 
Chất thải y tế là gì?

Phân Loại Chất thải y tế 

Rác thải y tế được phân loại rõ ràng theo Điều 4 Thông tư 20/2021-BYT, cụ thể, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.

Chất thải lây nhiễm bao gồm: 

  • Chất thải lây nhiễm sắc nhọn như kim tiêm, bơm kim tiêm, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, của được sử dụng trong quá trình phẫu thuật; các ống tiêm, mảnh vỡ thủy tinh hoặc các vật nhọn khác đã qua sử dụng có dính, chứa máu của người hoặc các vi sinh vật gây bệnh.
  • Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng gạc, găng tay y tế, các chất thải không dính máu của cơ thể, vi sinh vật gây bệnh; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (gồm dịch dẫn lưu hậu phẫu thuật, thủ thuật y khoa,…).
  • Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao như mẫu bệnh phẩm, dụng cụ chứa các mẫu bệnh phẩm, các chất thải có nguồn gốc từ khu vực điều trị bệnh nhân cách lý, khu vực lấy máu xét nghiệm của những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm có độ nguy hiểm cao.
  • Chất thải giải phẫu bao gồm những cơ quan , bộ phận cơ thể người bị cắt bỏ, xác động vật trong quá trình thí nghiệm y khoa. 
Chất thải lây nhiễm phát sinh từ các cơ sở y tế 
Chất thải lây nhiễm phát sinh từ các cơ sở y tế

Chất thải nguy hại không lây nhiễm có những nhóm sau:

  • Dược phẩm y tế thải ra thuộc nhóm gây độc tế và và có cảnh báo nguy hại từ các nhà sản xuất.
  • Hóa chất thải bỏ có bảng thành phần nguy hiểm vượt ngưỡng chất thải y tế thông thường.
  • Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất đặc trị, các dụng cụ y tế dính thuốc hoặc hóa chất thuộc nhóm gây độc tế bào và có cảnh báo in trên bao bì.
  • Các chất thải rắn y tế nguy hiểm như thiết bị y tế bị hỏng hoặc vỡ trong quá trình sử dụng có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy hết hạn sử dụng, vật liệu tráng chì ngăn tia xạ.
  • Dung dịch rửa phim X-quang, nước thải ra từ các thiết bị xét nghiệm và các dung dịch thải bỏ có mức độ nguy hại vượt ngưỡng bình thường.

Chất thải rắn thông thường

  • Chất thải rắn sinh hoạt có nguồn gốc từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của các nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, những người đến bệnh viện và các chất thải y tế ngoại cảnh (ngoại trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực cách ly, điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hại).
  • Hóa chất y tế không có bảng thành phần vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
  • Dụng cụ đựng thuốc và hóa chất không dính những chất thuộc nhóm gây độc tế bào và không có cảnh báo được nhà sản xuất in trên bao bì.
  • Chất thải lây nhiễm đã qua xử lý đạt chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
  • Chất thải sắc nhọn không có tính lây nhiễm, không chứa thành phần nguy hại vượt ngưỡng cho phép.
  • Bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải thông thường, không có tính chất nguy hiểm đến sức khỏe và mạng sống con người cũng như động vật.

Khí thải

  • Gồm khí thải phát sinh từ các phòng xét nghiệm, thí nghiệm để tìm ra tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua đường không khí; khí thải từ các phòng xét nghiệm có độ an toàn sinh học cấp III trở lên.

Chất thải lỏng không nguy hại

  • Bao gồm những hợp chất thuốc, hóa chất phát sinh không chứa chất gây độc tế bào, không chứa vi sinh vật gây bệnh và các yếu tố nguy hại vượt ngưỡng cho phép. 

Nước thải y tế

  • Nước thải bắt nguồn từ các hoạt động y tế chuyên môn. Nếu nước thải sinh hoạt được thải chung vào hệ thống thu gom nước thải y tế thì cũng sẽ được xử lý như nước thải y tế. 

Công tác quản lý chất thải y tế

Để đảm bảo việc xử lý các chất thải y tế diễn ra đúng nguyên tắc và đúng quy trình, công tác quản lý phải được thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm như sau:

Phân loại và thu gom rác thải y tế

  • Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh: Mỗi nhóm/chất thải y tế phải được phân loại riêng và xử lý theo đúng quy định. Mỗi loại phải được đựng trong các túi và thùng có mã màu và biểu tượng đã được quy định và không vượt quá ¾ túi, thùng.
  • Bố trí những dụng cụ đựng chất thải gần nơi phát sinh chất thải đó. Phương tiện, thùng, hộp sắt đựng vật nhọn y tế phải được đặt cạnh các xe tiêm, nơi tiến hành các thủ thuật đó.
  • Thu gom và di chuyển khỏi buồng bệnh, cơ sở khám chữa bệnh tối thiểu mỗi ngày một lần và khi cần thiết.
Tăng cường quản lý thu gom rác thải y tế 
Tăng cường quản lý thu gom rác thải y tế

Vận chuyển chất thải trong các cơ sở y tế 

  • Vận chuyển chất thải từ các khoa phòng khám về nơi lưu giữ chất thải chuyên dụng ít nhất một ngày một lần và khi cần.
  • Phải có quy định cụ thể và thực hiện nghiêm ngặt những nguyên tắc về đường và giờ vận chuyển rác thải. Không vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực khác.
  • Di chuyển chất thải bằng xe chuyên môn đậy kín nắp, tuyệt đối không rơi, vãi chất thải và làm phát tán mùi suốt quá trình đó. 
Giám sát việc xử lý chất thải lây nhiễm tại khu cách ly 
Giám sát việc xử lý chất thải lây nhiễm tại khu cách ly

Lưu giữ chất thải rắn trong cơ sở khám, chữa bệnh

  • Phân loại rõ chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
  • Nơi lưu trữ chất thải bắt buộc các nhà ăn, buồng bệnh, khu vực tập trung của cơ sở y tế tối thiểu 100 mét.
  • Có lối đi riêng để xe chuyên dụng chở chất thải.
  • Nơi lưu giữ rác thải y tế phải được xây dựng chắc chắn, có hàng rào bảo vệ, có cửa và khóa. Không để súc vật, côn trùng hay những người không phận sự tự do ra vào.
  • Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh.
  • Trang bị đầy đủ những đồ dùng rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên y tế.
  • Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm nước, độ thông thoáng cao.
  • Thời gian lưu giữ chất thải theo quy định không quá 48 giờ, có thể lên đến 72 giờ nếu được lưu giữ trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh. Đặc biệt, chất thải giải phẫu phải luôn được xử lý và tiêu hủy trong ngày.

Tạm kết

Qua những thông tin vừa chia sẻ, t4ghcm đã chia sẻ đến người đọc cách phân loại và quản lý chất thải y tế. Hy vọng trong tương lai, các công tác quản lý và xử lý chất thải y tế ngày càng được quy củ và chuyên môn hóa để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho môi trường y tế. 

Rate this post

Tin liên quan