Cơ sở quận 7 Cơ sở quận 7
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

Thu gom và lưu giữ chất thải y tế 

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Sau khi được phân loại, chất thải y tế phải được thu gom, lưu giữ đúng quy định để được quản lý, xử lý an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

Ảnh: nguồn internet


1.  Thu gom chất thải y tế


Thu gom chất thải lây nhiễm


Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;


Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom;


Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;


Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;


Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;


Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần.


Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng.


Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:


Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;


Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm không bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.


Thu gom chất thải y tế thông thường:


Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng.


Danh mục chất thải y tế thông thường


được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế


STT


Loại chất thải


Yêu cầu


I


Chất thải là vật liệu giấy


 


1


Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy.


Không chứa yếu tố lây nhiễm hoặc đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại.


II


Chất thải là vật liệu nhựa


 


1


– Các chai nhựa đựng thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.


Không chứa yếu tố lây nhiễm


 


– Các chai, lon nước giải khát bằng nhựa và các đồ nhựa sử dụng trong sinh hoạt khác.


Không thải ra từ các phòng điều trị cách ly.


2


Các chai nhựa, dây truyền, bơm tiêm (không bao gồm đầu sắc nhọn).


Không chứa yếu tố lây nhiễm


III


Chất thải là vật liệu kim loại:


 


1


Các chai, lon nước uống giải khát và các vật liệu kim loại khác.


Không thải ra từ các phòng điều trị cách ly.


IV


Chất thải là vật liệu thủy tinh:


 


1


Các chai, lọ thủy tinh thải bỏ đã chứa đựng các loại thuốc, hóa chất.


Chứa đựng các loại thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.


2.  Lưu giữ chất thải y tế:


Khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên bệnh viện phải:


Có mái che; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn. Bố trí vị trí phù hợp để đặt các dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế.


Dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải phù hợp với từng loại chất thải và lượng chất thải phát sinh trong cơ sở y tế. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có nắp đậy kín, có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo đúng quy định.


Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu:


    Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải;


    Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định.


    Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của các loài động vật;


    Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.


Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.


Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.


Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm phát sinh tại bệnh viện:


    Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường (nhiệt độ bình thường).


    Và tối đa là 07 ngày nếu được bảo quản lạnh trong thiết bị dưới 8°C.


Nguồn: BS. Chu Thị Hải Yến – Bệnh viện Trưng Vương

Rate this post

Tin liên quan