Sức khỏe sinh sản là gì? Tầm quan trọng của sức khỏe sinh sản

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Sức khỏe hệ sinh sản đảm bảo cho mọi người có đời sống tình dục hạnh phúc, an toàn, thực hiện chức năng sinh sản dễ dàng, chủ động. Bài viết dưới đây của t4ghcm giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của sức khỏe sinh sản, từ đó có những biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp.

Sức khỏe sinh sản là gì?

Sức khỏe sinh sản bao gồm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội ở trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh, hài hòa. Bảo vệ sức khỏe sinh sản giúp việc thực hiện chức năng sinh sản được dễ dàng, hiệu quả và chủ động hơn.

Để bảo sự sinh sản của con người, mỗi người cần có các phương pháp, kỹ thuật chăm sóc phù hợp.

Khám sức khỏe hệ sinh sản là khám những gì?

Thông thường khám sức khỏe hệ sinh sản có thể áp dụng từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản cho đến lúc kết hôn. Để khám sức khỏe sinh sản cần làm các kiểm tra:

Khám sức khỏe tổng quát

Sức khỏe tổng quát ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng, quá trình sinh sản. Sức khỏe quá yếu hoặc cơ thể ở thể hàn sẽ khó thụ thai; mắc một số bệnh tim mạch dễ khiến quá trình sinh nở gặp nguy hiểm;…

Khi khám sức khỏe tổng quát cần làm một số kiểm tra:

  • Kiểm tra sức khỏe bao quát: đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, thị lực, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm vùng bụng,…
  • Kiểm tra bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: kiểm tra xem cơ thể có bị mắc các bệnh như giang mai, lậu, viêm gan B, hạ cam mềm, sùi mào gà, nấm,… hay không.
  • Kiểm tra tiền sử bệnh: đã từng làm phẫu thuật nào chưa, có mắc bệnh tim mạch hay không, môi trường làm việc có phải tiếp xúc nhiều với các chất độc hại không, từng bị chấn thương bao giờ chưa,…
  • Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm: có mắc các bệnh: bệnh sởi, rubella, thủy đậu, sốt xuất huyết, viêm não, dịch tả,… hay không.

Sau khi kiểm tra hết tất cả, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng cơ thể của mỗi người và đưa ra những lời khuyên về chăm sóc sức khỏe phù hợp

Khám sức khỏe sinh sản

Đây là bước khám sức khỏe chi tiết. Sau khi khám tổng quát, quá trình khám sức khỏe sinh sản giúp phát hiện những điểm bất thường về cấu tạo của cơ quan sinh dục, có xuất hiện tình trạng viêm nhiễm hay các bệnh lây qua đường tình dục hay không. Nam giới và nữ giới cần có những kiểm tra khác nhau:

  • Các kiểm tra với nam giới:
  • Khám cơ quan sinh dục: khám tinh hoàn, các biểu hiện của sự phát triển tính dục,… để có thể đánh giá chính xác khả năng sinh sản của nam giới.
  • Làm siêu âm tinh hoàn (CĐHA)
  • Làm xét nghiệm Tinh Dịch Đồ, xét nghiệm LH/ Luteinizing hormon Testosterone, xét nghiệm FSH.

Nếu các chỉ số xét nghiệm này có dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định, tư vấn điều trị ngay để giảm thiểu ảnh hưởng sau này.

  • Các kiểm tra đối với nữ giới:
  • Khám bộ phận sinh dục để kiểm tra, phát hiện tình trạng viêm nhiễm hoặc các dấu hiệu bất thường (nếu có) để kịp thời điều trị.
  • Thực hiện siêu âm tử cung, buồng trứng để kịp thời phát hiện các bệnh dễ gặp phải (nếu có) như: ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng, tắc vòi trứng,…
  • Siêu âm tuyến vú ở cả 2 bên để kiểm tra, phát hiện kịp thời (nếu có) tình trạng ung thư vú.

Ngoài ra, nếu gia đình của một trong 2 người có tiền sử bệnh tâm thần, chậm phát triển thần kinh, dị tật bẩm sinh,… thì cần kiểm tra gen chi tiết xem có mang gen bệnh di truyền hay không và thực hiện quá trình sàng lọc gen di truyền, tránh trường hợp đứa bé sinh ra mắc phải các bệnh bẩm sinh.

Khi khám sức khỏe hệ sinh sản cần khám những gì
Khi khám sức khỏe hệ sinh sản cần khám những gì

Những lưu ý trước khi đi khám sức khỏe hệ sinh sản

Trước khi đi khám, xin lời khuyên của bác sĩ trong các vấn đề về sức khỏe sinh sản, mọi người cần lưu ý:

  • Đem theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết (Căn cước công dân, bảo hiểm y tế,…) để được khám chữa nhanh chóng, tránh phải chờ đợi lâu.
  • Khám sức khỏe sinh sản cần phải thực hiện xét nghiệm máu, vì vậy cần nhịn ăn trước khi lấy máu khoảng 10 tiếng. Vì vậy lịch xét nghiệm máu tốt nhất là lấy máu vào buổi sáng.
  • Trước khi thực hiện siêu âm vùng bụng, cần uống nhiều nước và nhịn tiểu trong 1 giờ rồi mới tới làm siêu âm.
  • Với phụ nữ, không nên đi khám trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Khi tới khám nên mặc đồ thoải mái, thuận tiện cho việc thăm khám, tránh mặc đồ quá bó, quần bò quá chật,…
  • Kiêng quan hệ tình dùng, không uống các chất kích thích hoặc đồ uống có ga trước khi tới khám bệnh.
  • Nếu có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp thì vẫn dùng thuốc bình thường trước khi tới khám.

Tầm quan trọng của sức khỏe hệ sinh sản

Sức khỏe sinh sản nếu được chăm sóc tốt sẽ giúp giai đoạn sinh sản diễn ra an toàn, tạo một thế hệ mới khỏe mạnh. Đồng thời, nếu biết chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản sẽ đem lại những lợi ích:

  • Ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: HIV, sùi mào gà,…
  • Sức khỏe tình dục được cải thiện, thực hiện tình dục an toàn.
  • Sức khỏe sinh sản tốt giúp thụ thai tốt, sinh nở dễ dàng và thai nhi khỏe mạnh.
  • Giúp cả mẹ và bé tránh được các bệnh truyền nhiễm, bé khỏe mạnh và không bị khuyết tật hoặc tử vong khi sinh.
  • Sức khỏe hệ sinh sản cũng giúp chất lượng cuộc sống tốt hơn, tránh xa những lo lắng, phiền muộn.
 Chăm sóc sức khỏe sinh sản là việc làm vô cùng quan trọng
Chăm sóc sức khỏe sinh sản là việc làm vô cùng quan trọng

Chăm sóc sức khỏe hệ sinh sản ở nam và nữ khác nhau thế như thế nào?

Khi chăm sóc sức khỏe hệ sinh sản, ở nam và nữ cần có những cách chăm sóc khác nhau:

Cách chăm sóc sức khỏe hệ sinh sản ở nam

Nam giới cần có cách chăm sóc sức khỏe hệ sinh sản phù hợp:

  • Nam giới cần chăm sóc, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các bộ phận sinh dục.

Hệ thống sinh sản ở nam giới gồm có các bộ phận: dương vật, tinh hoàn, mào tinh hoàn, bìu, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt. Cần giữ vệ sinh thường xuyên các bộ phận này.

  • cần sử dụng phương pháp quan hệ tình dục an toàn (không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ,…)
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe tình dục để kịp thời phát hiện bệnh nếu có.

Cách chăm sóc sức khỏe hệ sinh sản ở nữ

Nữ giới cần chăm sóc sức khỏe hệ sinh sản cẩn thận, phù hợp:

  • Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các bộ phận sinh dục.
  • Thường xuyên uống nước ấm, ăn uống lành mạnh, sử dụng các thực phẩm có lợi, an toàn cho hệ sinh sản. Hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán và có biện pháp phòng ngừa sớm, kịp thời nếu mắc bệnh viêm nhiễm.
  • Cần quan hệ tình dục an toàn.

Các phương pháp duy trì sức khỏe hệ sinh sản

Để duy trì sức khỏe hệ sinh sản cần sử dụng các phương pháp phù hợp:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo, hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thải độc tố. Các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là tốt nhất đối với cơ thể.
  • Thường xuyên tập thể dục giúp các tế bào sinh sản hoạt động tốt nhất.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, không gây áp lực, căng thẳng cho cơ quan sinh sản.
  • Ngủ đủ giấc giúp đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần giúp hệ sinh sản phát triển khỏe mạnh.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (thường 6 tháng một lần), đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Những phương pháp để duy trì sức khỏe hệ sinh sản
Những phương pháp để duy trì sức khỏe hệ sinh sản

Tầm quan trọng việc truyền thông về sức khỏe sinh sản cho tân sinh viên

Việc tuyên truyền, truyền thông về sức khỏe sinh sản cho các tân sinh viên rất quan trọng:

  • Nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên độ tuổi dậy thì để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.
  • Hạn chế tình trạng tình dục không an toàn, nạo phá thai dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
  • Hạn chế việc có thai sớm, có thai ngoài ý muốn, chậm trễ việc học cũng như gây nguy hiểm cho thai nhi (thai nhi yếu, bị dị tật bẩm sinh,…)

Tạm kết

Đây là những thông tin chi tiết, cơ bản nhất về sức khỏe sinh sản mà t4ghcm muốn giới thiệu đến bạn. Mỗi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản cá nhân để nâng cao chất lượng cuộc sống.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin liên quan