Cơ sở quận 7 Cơ sở quận 7
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

Sisha là gì? tác hại nguy hiểm khi hút sisha

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Để biết Sisha là gì và tác hại của nó như thế nào, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây mà T4G đã tổng hợp nhé! 

Shisa là gì?

Shisa là một loại cỏ có nguồn gốc từ Ả Rập, nó thực chất là loại thuốc dùng để hút giống như thuốc lá, nhưng có vị giống với trái cây do được tẩm các loại hương liệu như bạc hà, táo, dừa, socola, anh đào, capuchino, …. Thậm chí có nhiều người còn pha chế với các loại chất gây nghiện khác.

Khi sử dụng shisha sẽ tạo cảm giác khoan khoái, dễ chịu, khiến người dùng muốn sử dụng nhiều lần. Hiện nay, việc hút si sa không không bị cấm, và người ta thường lầm tưởng rằng nó không độc hại, nhưng thực tế lại độc hại hơn thuốc lá nhiều.

Có 2 cách sử dụng phổ biến đó hút shisa theo truyền thống qua bộ lọc nước và hút bằng dụng cụ thuốc lá điện tử shisha pen. Trước đây, loại thuốc hút này thường xuất hiện nhiều trong các quán bar, quán hát karaoke, pub, … Tuy nhiên, với hình thức hút mới tiện lợi hơn, nó đã có mặt trên khắp mọi nơi, có thể mang theo ở mọi địa điểm.

Dụng cụ thuốc lá điện tử shisha pen
Dụng cụ thuốc lá điện tử shisha pen

Hút sisha có nghiện không?

Câu trả lời là CÓ. 

Trong sisha có chứa thành phần nicotine, đây là một loại độc chất gây nghiện. Khi sử dụng chất này sẽ khiến cho con người sảng khoái, dễ chịu, xua tan được sự mệt mỏi, dẫn đến cảm giác lâng lâng.

Đặc biệt, hiện nay, để tăng tính hấp dẫn, thu hút người sử dụng, người ta còn trộn thêm các hương liệu và các chất gây nghiện mà người hút có thể không hề biết, thậm chí trộn với các chất cấm như cần sa có thể gây ra ảo giác và cực kỳ dễ gây nghiện và khó bỏ.

Hút shisha có thể bị nghiện
Hút shisha có thể bị nghiện

Tác hại shisa đối với người hút

Nhiều người cho rằng hút shisha không có tác hại gì. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, shisa chứa rất nhiều chất hóa học như: Carbon monoxide, tar, thạch tín, chromium, coban, cadmium, nuken, formaldehyde, chì, và nhiều chất gây hại khác.

Dưới đây là một số tác hại cụ thể do việc hút shisa gây ra:

  • Tác động xấu đến hệ hô hấp

Hút shisha rất có hại cho sức khỏe, có tác động trực tiếp đến đường hô hấp của người sử dụng. Khi hút trong một giờ thì lượng khói vào cơ thể cao hơn 100 đến 200 lần lượng nicotin, cao hơn so với thuốc lá 70%.

Trong khói thuốc chứa nhiều chất kích thích thuộc các nhóm phenol, acid, aldehyd, … có thể gây kích ứng đường hô hấp, lâu dần gây nên các bệnh về phổ như viêm phế quản, rối loạn thông khí, hẹp đường thở, …. 

  • Tác động xấu đến hệ thần kinh và gây ra các bệnh

Tác hại của Shisha rất lớn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh, nó được xem là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh như tim mạch, béo phì, thần kinh, phổi …

Hút shisha làm tăng huyết áp và nhịp tim, tăng nguy cơ đột quỵ, trụy tim và có thể dẫn đến tử vong.

  • Gây nên các bệnh ung thư

Khói Shisa có chứa các chất gây ung thư như benzopyrens, benzofluenthene, dibenzoanthrancene, dibenzopyrene và các phức hợp đa vòng, ….

Hút shisa thường sẽ gây ra nhiều bệnh về răng miệng và các loại ung thư như: ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư máu, ung thư tuyến tụy, … Trong đó, tỷ lệ mắc ung thư phổi của những người hút shisa cao hơn 5 lần so với việc hút thuốc lá.

Shisha có nhiều tác hại nghiêm trọng
Shisha có nhiều tác hại nghiêm trọng

Một số câu hỏi liên quan

Câu 1: Nghiện shisha có bỏ được không?

Bởi vì trong shisa có chứa chất gây nghiện nên khi hút nhiều lần sẽ dễ bị lệ thuộc vào thuốc và nghiện thuốc, dẫn đến tình trạng không hút sẽ thấy khó chịu, bực bội và thèm. Một khi đã nghiện thì rất khó bỏ, cũng giống như thuốc lá, càng hút sẽ càng muốn hút thêm.

Tuy nhiên, nếu có đủ sự kiên trì thì vẫn có thể bỏ shisha, đặc biệt càng bỏ sớm thì khả năng bỏ được càng cao, nếu để một thời gian dài thành thói quen thì rất khó để bỏ, lúc này tình trạng sức khỏe cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Câu 2: Hút shisha có bị cấm không?

Shisha không phải là ma túy nên chưa bị cấm ở Việt Nam. Tuy nhiên nó chứa nhiều chất hóa học ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng, có thể gây ra nhiều bệnh về tim mạch, thần kinh, hô hấp, đồng thời cũng dẫn đến nhiều loại ung thư. Mặc dù không bị cấm hút, nhưng để bảo vệ cho sức khỏe thì không nên sử dụng loại thuốc này.

Câu 3: Hút shisha có vi phạm pháp luật không?

Hiện nay, shisha chưa được đưa vào danh mục chất cấm, nên hành vi hút shisha không được coi là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, để tăng tính hấp dẫn và thu hút người sử dụng, nhiều cá nhân và tổ chức có thể trộn ma túy vào shisha để khiến cho người sử dụng dễ dạng bị nghiện và phụ thuộc vào thuốc, dần sẽ chuyển sang sử dụng ma túy, đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Tạm kết

Hút Shisha có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe, có thể gây ra nhiều loại ung thư và bệnh khác nhau, do đó, việc biết và tránh sử dụng loại thuốc này là một điều cần thiết. Hy vọng, với những thông tin mà bài viết cung cấp, sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về tác hại của loại thuốc này để có thể bảo vệ sức khỏe của bạn.

Rate this post

Tin liên quan