Cơ sở quận 7 Cơ sở quận 7
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI 

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Huỳnh Ảnh Kim


Người cao tuổi mắc bệnh mãn tính là nhóm người có hệ miễn dịch yếu nên dễ mắc phải những căn bệnh khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông.

 


Mùa đông thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ xuống dưới mức trung bình làm cho con người dễ mắc bệnh. Cho nên cần mặc ấm, đi giày tất, găng tay đầy đủ kể cả trong nhà lẫn đi ra ngoài trời. Để nhiệt độ phòng ngủ thích hợp, nên duy trì nhiệt độ ở mức trên 200C. Về ban đêm phải có đèn ngủ, chiếu sáng cần thiết trong nhà. Chú ý sử dụng thiết bị điện an toàn.


Duy trì chế độ tập luyện như: đi bộ, xe đạp, bóng bàn, dưỡng sinh…


Trước khi tập nên khởi động làm ấm cơ thể, duy trì thời lượng tập thích hợp. Kiểm tra phòng ngủ giường ngủ; không khí trong lành, không có khói thuốc lá hoặc các loại khí gây độc hại, giường ngủ sạch sẽ, chắc chắn, có nệm đảm bảo độ ấm, êm không gây khó chịu.


Ăn uống cân bằng là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe. Ăn đủ chất dinh dưỡng, uống nước ấm nên uống 4-5 cốc nước mỗi ngày, nên uống thêm nước trà gừng để làm ấm cơ thể ít gây cảm và dễ tiêu hóa.


Trong phòng của người cao tuổi phải có điện thoại hoặc chuông báo để khi cần thiết thông báo cho người nhà hoặc số điện thoại cấp cứu. Đây là thiết bị truyền thông vô cùng cần thiết và quan trọng cho tất cả mọi người để khi cần có thể thông tin khẩn cấp.


Ngô Phi Anh – Trạm Y tế phường 9 – TTYTQ11

Rate this post

Tin liên quan