Cơ sở vật chất hiện đại Cơ sở vật chất hiện đại
Dịch vụ phòng khám riêng tư Dịch vụ phòng khám riêng tư
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

Loét do tỳ đè là gì? Cách phòng và chữa vết loét do tì đè

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Rate this post

Hiện tượng loét do tỳ đè rất dễ xuất hiện ở bệnh nhân hoặc những người bị hạn chế vận động. Vậy loét do tỳ đè là gì? Có những cách nào để phòng và chữa tình trạng này? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Loét do tỳ đè là gì?

Loét tỳ đè là một loại tổn thương hoại tử da giữa vùng xương cùng vật có nền cứng. Đây là hậu quả của việc bị tỳ đè kéo dài, gây thiếu máu nuôi tổ chức và chết tế bào. Thông thường tình trạng này xuất hiện ở những người cao tuổi, các bệnh nhân phải nằm một chỗ lâu này.

Các vết loét thường xuất hiện ở vùng đầu xương tiếp xúc với các bề mặt nằm, ngồi như: khuỷu tay, gót chân, hông, phần dọc xương sống, vùng mông.

Tình trạng loét do tỳ đè là gì?
Tình trạng loét do tỳ đè là gì?

Đánh giá lâm sàng loét do tỳ đè

Khi bị loét do tỳ đè, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng và từ đó các bác sĩ sẽ có những đánh giá lâm sàng, chia là các mức độ bệnh:

  • Loét do tỳ đè mức độ 1:
  • Phần da phải chịu áp lực nhiều sẽ thay đổi màu sắc: da ửng đỏ thành mảng với làn da sáng và các mảng da xanh, tím hơn bình thường với những người có làn da sẫm màu.
  • Các mảng da bị đổi màu không chuyển sang màu trắng khi bị ấn xuống.
  • Vùng da có dấu hiệu bị tỳ đè có cảm giác ấm hơn, xốp hoặc cứng hơn so với các vị trí khác.
  • Luôn có cảm giác đau, ngứa ở vùng da bị tì đè.
  • Loét do tỳ đè mức độ 2:
  • Có các tổn thương hở hoặc mụn rộp.
  • Loét do tỳ đè ở mức độ 3:
  • Các tổn thương bị lan tới các lớp da sâu hơn.
  • Loét do tỳ đè mức độ 4:

Các tổn thương rất sâu, bị lan tới tận các lớp cơ, xương.

Đánh giá lâm sàng về tình trạng loét do tỳ đè
Đánh giá lâm sàng về tình trạng loét do tỳ đè

Phòng bệnh loét do tỳ đè như thế nào?

Để phòng ngừa loét tỳ đè hiệu quả, bạn có thể sử dụng một số biện pháp:

  • Giảm tối đa áp lực tỳ đè
  • Thay đổi tư thế thường xuyên (tối thiểu là 2 giờ một lần). Với những bệnh nhân khó khăn trong việc vận động, cần có người chăm sóc giúp xoay trở cơ thể giúp.
  • Sử dụng đệm lót để hỗ trợ giảm áp lực cho phần tiếp xúc (đệm khí, đệm nước,…)
  • Sử dụng giường di động cho các bệnh nhân khó di chuyển. Loại giường này có khả năng nâng cao phần đầu, giúp hạn chế nguy cơ bị loét do tỳ đè.
  • Cần chăm sóc kỹ các vùng da dễ bị loét do tỳ đè
  • Luôn giữ cho da sạch sẽ và khô ráo. 

Sử dụng các loại sữa tắm, dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh da, hạn chế nhiễm trùng da, loét do tỳ đè.

  • Có ý thức bảo vệ da. 

Những bệnh nhân không tiện di chuyển rất dễ bị hăm vùng hay đóng bỉm, mẩn đỏ, ngứa ngáy, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập làm viêm loét. Vì vậy cần sử dụng thuốc bôi, vệ sinh sạch sẽ.

Quần áo mặc lâu ngày hoặc ga giường, ga gối sử dụng lâu cũng chứa nhiều vi khuẩn, cần thay giặt thường xuyên.

  • Thường xuyên kiểm tra da.
  • Kiểm tra thường xuyên để theo dõi tình trạng da, phát hiện sớm nhất nếu da có dấu hiệu bị loét.
Cách phòng ngừa tình trạng loét do tỳ đè
Cách phòng ngừa tình trạng loét do tỳ đè

Xử trí loét do tỳ đè

Cần dựa vào mức độ nghiêm trọng để đưa ra cách chữa vết loét da phù hợp. Một số trường hợp có thể chỉ cần chăm sóc, sử dụng thuốc bôi tại nhà nhưng cũng có trường hợp nghiêm trọng, bị nhiễm khuẩn thì cần phải được các bác sĩ chuyên khoa điều trị cẩn thận.

Làm sạch vết thương và cắt bỏ mô hoại tử

  • Tình huống áp dụng

Các vết loét trên da xuất hiện nhiều dịch mủ vàng, có màng biofilm dai và vảy hoại tử cứng.

  • Mục đích thực hiện loại bỏ mô hoại tử:

Loại bỏ những phần thừa che chắn vết loét, giúp việc chăm sóc dễ dàng hơn, các loại thuốc điều trị phát huy hiệu quả tốt hơn. Đồng thời giúp các bác sĩ quan sát được kỹ ổ loét, đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

  • Cách thực hiện: 
  • Bước 1: Chuẩn bị dao, nước muối sinh lý, kẹp panh y tế và sát trùng sạch.
  • Bước 2: Cắt lọc phần mủ vàng, mô hoại tử rồi lau lại sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.

Băng bó

Làm sạch vết thương xong cần sử dụng băng y tế băng bó lại để làm lành vết thương. Bước này giúp vết thương không bị tiếp xúc với môi trường bên ngoài gây nhiễm trùng. Lưu ý cần thay băng thường xuyên cho vết thương.

Xử trí các biến chứng

Nếu một khoảng thời gian chữa trị nhưng vết thương không lành, bị nhiễm trùng hay gặp một số biến chứng khác, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay để đánh giá toàn diện vết thương và có các cách xử lý phù hợp.

Phương pháp xử lý loét do tỳ đè
Phương pháp xử lý loét do tỳ đè

Tạm kết

Trên đây là những thông tin bạn cần biết và cần lưu ý về tình trạng loét do tỳ đè. Hy vọng bài viết của t4ghcm sẽ giúp bạn có những cách phòng và chữa vết loét tỳ đè hiệu quả.

Rate this post

Bài viết cùng chủ đề

Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899