Giáo sư Tôn Thất Tùng là cha đẻ của phương pháp mổ gan khô, là người góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền y học hiện đại Việt Nam. Bài viết dưới đây của t4ghcm sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của vị giáo sư tài năng này.
Giới thiệu chung về Giáo sư Tôn Thất Tùng.
Một số thông tin cơ bản về giáo sư Tôn Thất Tùng:
Thông tin cá nhân của Giáo sư Tôn Thất Tùng
Tôn Thất Tùng (1912 – 1982), sinh ra tại Thanh Hóa nhưng lớn lên ở Huế và theo học đại học, phát triển sự nghiệp tại Hà Nội.
Ông xuất thân trong gia đình quý tộc nhà Nguyễn nhưng không theo nghiệp học làm quan mà học Y Dược và trở thành một bác sĩ phẫu thuật nổi danh, có nhiều đóng góp lớn cho nền Y học nước nhà.
Con đường học vấn và sự nghiệp của Giáo sư Tôn Thất Tùng
Năm 1935 ông theo học trường Y Dược toàn cấp Đông Dương (trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương). Ông là người duy nhất trúng tuyển một cách xuất sắc kì thi khóa nội trú đầu tiên của trường Y Dược Hà Nội, là người mở đầu tiền lệ cho các bác sĩ nội trú người bản xứ.
Ngoài là một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng, ông còn đảm nhận nhiều vai trò khác như:
- Giáo sư đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ tài năng.
- Từng là Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Nguyên Giám đốc của Bệnh viện Phủ Doãn (tiền thân bệnh viện Việt Đức)
- Nguyên chủ nhiệm môn Ngoại khoa ở Đại học Y Dược Hà Nội.
Giáo sư Tôn Thất Tùng có nhiều đóng góp lớn, là người làm rạng danh cho nền Y học Việt Nam. Dấu ấn nổi bật nhất trong sự nghiệp của ông là nghiên cứu thành công “phương pháp mổ gan khô” và được nhiều người gọi bằng cái tên đặc biệt “phương pháp Tôn Thất Tùng”.
Tìm hiểu “phương pháp mổ gan khô” của Giáo sư Tôn Thất Tùng
Lịch sử, tiến trình phát triển của “phương pháp mổ gan khô” này là:
- Giáo sư Tôn Thất Tùng nghiên cứu tỉ mỉ về gan và nhận thấy các phương pháp phẫu thuật gan truyền thống cần từ 3-6h để hoàn thành. Quá trình dài ấy tiềm ẩn nhiều rủi ro, rườm rà và không cần thiết. Vì vậy ông nghiên cứu tới phương pháp tối ưu hơn.
- Năm 1939 ông thực hiện thành công cắt gan có kế hoạch, đây là lần đầu tiên trên thế giới có người thực hiện được điều này. Sau đó ông gửi báo cáo tới Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris nhưng bị từ chối.
- Tới tận hơn 20 năm sau, khi ông quay lại với công việc nghiên cứu này, ông đã cắt thành công thùy gan phải của một ca ung thư sơ phát chỉ trong 6 phút (theo phương pháp thông thường phải cần 3-4h).
- Sau sự kiện này, công trình nghiên cứu của Tôn Thất Tùng được đăng trên tờ “The Lancer” của London và làm chấn động dư luận và nhanh chóng được chấp nhận và đưa vào sử dụng.
- Vì vậy có thể tự hào nói rằng giáo sư Tôn Thất Tùng – một nhà phẫu thuật lừng danh của Việt Nam là “cha đẻ”, là “vị tổ sư” của phương pháp cắt gan có kế hoạch (“phương pháp mổ gan khô”).
“Phương pháp mổ gan khô” được giáo sư Tôn Thất Tùng nghiên cứu ra vào năm 1960, là phương pháp phẫu thuật giúp giảm chảy máu bằng cách rút ngắn thời gian mổ xuống còn từ 4-8 phút, có rất nhiều ưu điểm:
- Phương pháp này thuận lợi, dễ thực hiện về mặt kỹ thuật: có thể thực hiện bằng tay hoặc kẹp đặc biệt; có thể cắt gan ở nhiều vị trí khác nhau.
- Có chỉ định rộng rãi như sỏi gây biến chứng ở gan, u gan, chấn thương vỡ gan (trong tương lai còn có thể thực hiện ghép gan thành công).
- Có thể cắt từng phần nhỏ của gan trong trường hợp ung thư gan, áp xe gan, sỏi trong gan; thực hiện phẫu thuật triệt để và không bị tái phát.
- Hạn chế được tối đa tình trạng mất máu ở bệnh nhân, bệnh nhân chỉ phải truyền ít máu nên chi phí cũng không quá đắt đỏ như trước.
Hiện nay hầu hết các phẫu thuật viên của Việt Nam đều được đào tạo và có thể thực hiện phương pháp mổ gan khô này.
Giáo sư Tôn Thất Tùng và những đóng góp của ông cho y học Việt Nam
Có thể khẳng định giáo sư Tôn Thất Tùng đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền Y học Việt Nam Hiện đại:
- Ông đúc kết và viết cuốn sách tóm tắt những kinh nghiệm ông nghiên cứu được về giun với vấn đề “Viêm tụy cấp tính và phẫu thuật”.
- Trong thời điểm chiến tranh ác liệt, ông vừa cứu chữa thương – bệnh binh vừa nghiên cứu khoa học, đào tạo sinh viên, xây dựng nền tảng Y khoa Việt Nam vững chắc.
- Ông cùng với giáo sư Đặng Văn Ngữ góp phần nghiên cứu thuốc kháng sinh penicillin, phục vụ dã chiến.
- Ông là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu về các tác hại của chất độc dioxin.
- Đặt nền móng nghiên cứu phương pháp điều trị vết thương do bom bi.
- Ngoài công trình về cách phân chia mạch máu trong gan, giáo sư Tôn Thất Tùng còn để lại đến 123 công trình khoa học khác.
Là người đi đầu ắt hẳn sẽ có những khó khăn (không có những tài liệu sẵn, cần tự tìm tòi học hỏi, không được sự ủng hộ của số đông,…) nhưng bằng tinh thần quyết tâm không bỏ cuộc, đam mê nhiệt huyết, ông đã thành công, mở ra những hướng đi mới cho nền y học.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của giáo sư Tôn Thất Tùng. Ông chính là một tượng đài trong nền y học Việt Nam, được cả người Việt Nam và thế giới kính nể.