Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bị bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh để hạn chế tối đa những tác động của bệnh. Bài viết của t4ghcm sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về chế độ ăn bệnh tăng huyết áp.
Người tăng huyết áp nên ăn gì?
Chế độ ăn cho người tăng huyết áp cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Dưới đây là các thực phẩm mà người tăng huyết áp nên ăn:
1. Các loại rau có màu xanh (rau diếp cá, xà lách, cải xoăn, củ cải xanh, rau chân vịt, cải rổ), rau tươi.
Những thực phẩm này giàu kali, giúp trung hòa với lượng natri trong cơ thể, giúp huyết áp hạ xuống đáng kể.
Nên sử dụng các loại rau tươi hoặc rau quả đông lạnh, không nên chọn rau quả đóng hộp bởi trong đó thường có chứa nhiều natri.
2. Các loại quả mọng (có thể kể đến: dâu tây, việt quất, mâm xôi…)
Theo nghiên cứu, trong các loại quả này có chứa nhiều hợp chất tự nhiên flavonoids – hợp chất có thể ngăn ngừa huyết áp cao và giúp hạ huyết áp.
3. Khoai tây
Trong khoai tây có chứa Kali, Magie – những khoáng chất giúp hạ huyết áp hiệu quả.
4. Củ cải đường
Thành phần Nitrat được tìm thấy trong củ cải đường có tác dụng giúp hạ huyết áp hiệu quả. Người bị huyết áp cao có thể uống nước ép củ cải đường hoặc nấu chín để ăn.
5. Các loại sữa ít đường (khuyến khích uống sữa không đường)
Các loại sữa ít đường, đặc biệt là sữa không chứa đường cung cấp rất nhiều canxi, ít chất béo. Những thực phẩm có chứa ít chất béo có khả năng làm hạ đường huyết.
6. Các loại cháo từ bột yến mạch
Trong loại thực phẩm này cũng có hàm lượng natri, chất béo thấp, phù hợp có trong chế độ ăn uống của người cao huyết áp.
Khi ăn cháo bột yến mạch, bạn không nên cho đường hóa học mà có thể sử dụng các loại đường tự nhiên có trong hoa quả tươi, lạnh để ăn kèm.
7. Tất cả các loại chuối
Chuối cung cấp lượng Kali lớn, nên có trong khẩu phần ăn hằng ngày. Sử dụng thực phẩm này trong chế độ ăn uống cho người cao huyết áp còn tốt hơn so với sử dụng các thực phẩm chức năng.
Bệnh huyết áp cao như một kẻ giết người thầm lặng và bất chợt. Việc có một thực đơn lành mạnh để phòng chống, hạn chế tình trạng bệnh huyết áp cao trở nên trầm trọng cũng là cách để bảo vệ sức khỏe của mình.
Cao huyết áp không nên ăn gì?
Khi bị huyết áp cao, người bệnh cần hạn chế một số loại thực phẩm:
1. Các thực phẩm nhiều mỡ, chứa nhiều chất béo.
Chất béo có khả năng kích thích, làm tăng nguy cơ huyết áp cao và một số bệnh tim mạch khác.
2. Các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá,…
Trong thuốc lá có nicotin làm co mạch, tăng huyết áp. Rượu, bia làm mất đi tác dụng của các loại thuốc hạ huyết áp, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
3. Các loại đồ ăn quá mặn.
Trong muối có hàm lượng Natri cao, khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp. Ngoài ra các món muối chua như cà muối, kim chi, dưa muối,… cũng không nên xuất hiện trong chế độ ăn cho người bệnh cao huyết áp.
4. Các loại thức ăn nhanh, ăn liền (mì ăn liền, thịt xông khói, xúc xích,…)
Đây là các thực phẩm top đầu bị gạch ra khỏi danh sách chế độ ăn cho người cao huyết áp. Bởi trong các món ăn này chứa nhiều loại chất béo (chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa), chất bảo quản, hàm lượng muối cao. Trong mì ăn liền còn chứa rất nhiều natri.
Chính vì vậy, người bị huyết áp cao không nên sử dụng các loại thực phẩm này.
5. Các loại đồ ăn được chế biến từ nội tạng động vật.
Trong nội tạng có chứa cholesterol, chất béo bão hòa cao hơn thịt. Việc tiêu thụ loại thực phẩm này làm tăng mỡ máu, tăng huyết áp, rất có hại cho tim mạch.
Chế độ nghỉ ngơi cho người bị bệnh tăng huyết áp
Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, bệnh nhân tăng huyết áp cần phải xây dựng cho mình một chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
1. Giữ thói quen tập thể dục thường xuyên, đều đặn, tập vừa sức.
Tập thể dục đều đặn giúp lượng cholesterol trong máu được điều hòa, các mạch máu được giãn ra và tăng khả năng đàn hồi. Từ đó giúp hạn chế xơ vữa động mạch, hạn chế huyết áp tăng cao.
Tuy nhiên cần phải kiên trì tập luyện từ 2-3 tháng mới có thể bắt đầu thấy hiệu quả rõ rệt.
2. Cần hạn chế tối đa việc thức khuya, nên ngủ đủ giấc (từ 6 – 8 tiếng).
Thiếu ngủ, ngủ quá ít hoặc ngủ muộn khiến tim hoạt động quá sức, nhịp đập nhanh, tạo áp lực lớn lên thành mạch và làm tăng huyết áp.
3. Cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
Việc hoạt động mạnh, làm việc quá nhiều cũng khiến hoạt động của hệ tim mạch bị rối loạn.
Ngoài ra việc kiểm soát tâm trạng, cảm xúc cũng rất quan trọng. Căng thẳng quá độ cũng khiến huyết áp tăng cao.
Cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp
Cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp mà không cần dùng thuốc phụ thuộc lớn vào chế độ ăn uống và chế độ nghỉ ngơi của mỗi người.
Kiểm soát chế độ ăn uống
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như nước uống có ga, cà phê, rượu bia, thuốc lá,…
- Sử dụng các loại thức ăn lành mạnh, không ăn quá nhiều chất béo hay sử dụng các sản phẩm chứa nhiều chất bảo quản. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, các thực phẩm ăn liền,…
- Ăn uống đủ bữa.
Tổ chức cuộc sống, nghỉ ngơi hợp lý
- Cần tập thể dục chăm chỉ, thường xuyên, đều đặn để sức khỏe được cải thiện. Khuyến cáo tập những bài tập vừa sức.
- Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, hạn chế thức quá khuya.
Bên cạnh đó cần chú ý theo dõi, kiểm tra huyết áp thường xuyên. Nếu huyết áp cao bất thường cần đến gặp bác sĩ để khám và nghe tư vấn.
Không riêng với người bị mắc bệnh cao huyết áp mà bất kỳ ai cũng nên tuân thủ cách phòng ngừa trên để có một sức khỏe tốt.
Tạm kết
Trên đây là chế độ ăn bệnh tăng huyết áp. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích về cách chăm sóc người bệnh cao huyết áp, đồng thời đưa ra những chế độ ăn uống, ngủ nghỉ cũng như cách phòng chống hiệu quả nhất đối với bệnh lý mang tính chất nguy hiểm này.