Bong gân là một chấn thương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây ảnh hưởng nặng nề đến khả năng vận động. Bài viết dưới đây của t4ghcm sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn vấn đề bong gân là gì và cách chữa trị bong gân chuẩn nhất.
Bong gân là gì?
Bong gân hay chính là tình trạng bị chấn thương dây chằng – vị trí mô nối hai hoặc nhiều đầu xương tại một khớp, khi ấy một hoặc nhiều dây chằng bị rách hoặc bị giãn. Bong gân chân, cổ tay, đầu gối là những tình trạng phổ biến nhất, hay gặp phải nhất khi vận động sai cách hoặc vận động quá mạnh.
Theo nghiên cứu, trẻ em và thanh thiếu niên là những độ tuổi có khả năng bị bong gân cao hơn, tỉ lệ bong gân ở nam ít hơn ở nữ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do:
- Bị chấn thương khi chơi thể thao.
- Bị tai nạn, gặp sự cố trong quá trình sinh hoạt, lao động chân tay.
- Làm việc, lao động quá sức như khiêng vác vật nặng hoặc sử dụng lực sai tư thế.
Cần phân biệt giữa bong gân và căng cơ để không bị hiểu sai về bệnh. Tuy cả 2 tình trạng đều liên quan đến sự tổn thương của các mô mềm trong và xung quanh khớp, đều có các triệu chứng như đau, sưng vùng cơ khớp, song:
- Căng cơ: chỉ bị co thắt cơ, không có dấu hiệu xuất hiện vết bầm tím ở khớp.
- Bong gân: có xuất hiện vết bầm tím ở vùng khớp bị tổn thương.
Các biểu hiện điển hình của bong gân
Các biểu hiện điển hình mà người bị bong gân có thể gặp phải:
- Cơn đau
Cơn đau xuất hiện ngay sau khi chấn thương. Người bị bong gân thường có cảm giác đau dữ dội và âm ỉ sau sau đó, cơn đau đặc biệt tăng lên khi đứng tỳ chân, vận động các khớp hoặc ấn vào vùng khớp bị thương tổn.
- Khớp xương bị sưng
Đây là dấu hiệu luôn xuất hiện khi bị bong gân. Vết sưng đỏ không xuất hiện ngay khi mới bong gân mà sau khoảng vài giờ mới biểu hiện rõ ràng. Vì vậy nếu không chú ý đến chấn thương mà tiếp tục hoạt động sẽ khiến chấn thương càng nghiêm trọng hơn.
- Xuất hiện vết bầm tím
Vết bầm tím xuất hiện do các thành phần cơ, gân, dây chằng bị thương và chảy máu bên trong. Đây là triệu chứng bong gân xuất hiện muộn nhất.
- Làm giảm vận động tại các khớp bị tổn thương
Các triệu chứng trên kết hợp lại khiến người bị bong gân không thể vận động các khớp một cách tự nhiên như trước nữa. Khoảng từ 1 ngày sau chấn thương, người bệnh cảm thấy cứng khớp, khó khăn trong đi lại, vận động.
Có 3 mức độ bong gân, các triệu chứng nặng – nhẹ xuất hiện cũng phụ thuộc vào mức độ bong gân của người bệnh. Người bị bong gân có thể xem xét các triệu chứng để biết bệnh của mình đang ở mức độ nào.
- Bong gân mức độ I
Người bệnh cảm thấy đau, bị sưng nhẹ ở vùng khớp bị tổn thương, hoạt động và vận động nhẹ nhàng mới giúp giảm đau.
- Bong gân mức độ II
Vùng bị chấn thương có những cơn đau nựng, vết sưng lớn, xuất hiện tình trạng bầm tím.
- Bong gân mức độ III
Đây là trường hợp bong gân nặng nhất, dây chằng bị rách, đứt làm cho bệnh nhân cảm thấy rất đau mỗi khi có tác động vào vùng khớp bị thương tổn. Xuất hiện các vết sưng lớn, bầm tím nhiều.
Bong gân ở mức độ này nếu không kịp thời điều trị sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.
Làm gì khi bị bong gân chân
Khi bị bong gân chân, việc cần chú ý và thực hiện hàng đầu đó là sơ cứu nhanh và đúng cách để giảm đau đớn cũng như ngăn ngừa những tổn thương nặng hơn. Những việc cần làm, cần tuân thủ chặt chẽ khi mới bị trật gân chân:
- Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, hạn chế tối đa hoạt động ở vùng khớp đang bị tổn thương.
- Trường hợp cảm thấy khớp có hiện tượng lỏng lẻo, đau nhiều cần đi khám và sử dụng nẹp y tế cố định vùng thương tổn.
- Sử dụng đá lạnh để chườm lên vùng chân bong gân. Việc này giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả và cần thực hiện càng sớm càng tốt. Lưu ý khi chườm đá cần bọc trong khăn mềm, tránh gây tổn thương cho da.
- Nâng cao vùng chân bị bong gân lên để hạn chế tối đa việc sưng, phù nề.
Sau khi hoàn thành các bước sơ cứu nhanh, bệnh nhân cần được đưa tới cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và đưa ra cách chữa bong gân hiệu quả nhất.
Trường hợp bong gân chân nhẹ, người bệnh nghỉ ngơi tại nhà, tránh vận động mạnh chính là cách trị bong gân hữu hiệu. Trường hợp bệnh nặng, thậm chí là có dấu hiệu sốt cao, vùng bong gân sưng tấy không thuyên giảm thì cần đến gặp bác sĩ và làm theo cách chữa chân bị bong gân mà bác sĩ đưa ra.
Cách hạn chế bị bong gân
Bên cạnh việc quan tâm đến điều trị bong gân, mỗi người đều cần chú ý để hạn chế tối đa tình trạng bị bong gân:
- Tránh tập thể dục, chơi thể thao mạo hiểm, quá sức. Khi mệt mỏi cần có ý thức nghỉ ngắn/ nghỉ dài.
- Trước khi vận động manh cần khởi động cẩn thận.
- Mang những loại giày dép vừa chân, đảm bảo rằng các dụng cụ thể thao đều vừa vặn, an toàn.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin về bong gân và cách điều trị bong gân hiệu quả mà t4ghcm muốn giới thiệu tới bạn. Bong gân nếu không kịp thời điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm, làm giảm khả năng vận động của các cơ, khớp. Hy vọng bạn đọc sẽ có cho mình những kinh nghiệm để phòng và chữa bệnh bong gân kịp thời.