Cơ sở quận 7 Cơ sở quận 7
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

Ý nghĩa của biểu tượng rắn trong y học

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Để nắm được những thông tin chi tiết và hiểu lý do cũng ý nghĩa của biểu tượng rắn trong y học, hãy tham khảo bài viết của t4ghcm sau đây.

Tìm hiểu lịch sử của biểu tượng rắn trong y học

Từ lâu, hình tượng con rắn quấn quanh cây gậy đã được xem là biểu tượng của ngành y. Biểu tượng này xuất hiện ở hầu hết các bệnh viện hay những chi tiết liên quan đến y học. Rắn được xem là loài vật nguy hiểm nên dường như không phù hợp để làm biểu tượng trong y học nhưng đằng sau nó là cả một câu chuyện lịch sử ý nghĩa, sâu sắc. 

Trên thực tế, có 2 phiên bản về biểu tượng rắn trong y học:

Caduceus: hình ảnh con rắn quấn lấy một cây gậy có cánh. 

  • Cây gậy này là cây trượng của vị thần Hermes trên đỉnh núi Olympus. Trong thần thoại Hy lạp, Hermes là sứ giả của các vị thần và người thường (hình ảnh đôi cánh) và là người dẫn đường đến vương quốc của người chết (hình ảnh cây quyền trượng). Đồng thời, ông còn là người bảo hộ cho các vị khách, điều này khiến mối quan hệ của ông với ngành y ngày xưa thêm chặt chẽ vì thầy thuốc phải đi bộ rất xa để khám bệnh cho bệnh nhân. 
  • Theo truyền thuyết, cây gậy có cánh được Apollo trao cho Hermes. Ở một phiên bản khác, ông nhận được quyền trượng từ tay Zeus, cha của ông. Trong một lần thấy hai con rắn đang đánh nhau, ông đã dùng quyền trượng của mình để tách chúng ra. Ngay sau đó, chúng quấn quanh cây quyền trượng không chịu rời đi, dần dần tạo nên biểu tượng Caduceus như bây giờ. 

Asclepius: biểu tượng quyền trượng không có cánh mà chỉ có một con rắn quấn quanh nó.

  • Cây quyền trượng thuộc sở hữu của thần y Asclepius, con trai của Apollo và công chúa Coronis. Theo truyền thuyết, ngoài việc sở hữu tài năng y học thiên bẩm thì ông còn có khả năng hồi sinh người chết.
  • Đối với người Hy Lạp, rắn là biểu tượng linh thương và được sử dụng trong các nghi lễ chữa bệnh để tôn vinh thần Asclepius. 
Biểu tượng rắn tượng trưng cho ngành y cao quý 
Biểu tượng rắn tượng trưng cho ngành y cao quý

Ý nghĩa của biểu tượng rắn trong y học

Biểu tượng rắn có những ý nghĩa quan trọng và sâu sắc trong y học: 

  • Biểu tượng rắn là biểu tượng của sự phục hồi và sự tái sinh

Thông thường, rắn phải lột để lớn lên và loại bỏ các ký sinh trùng ký sinh trên da nên từ lâu, rắn đã là biểu trưng cho sự tái sinh mạnh mẽ, hồi phục, tuần hoàn luân hồi, đại diện cho sức sống mạnh mẽ, không dễ khuất phục và đầu hàng của con người.

  • Biểu tượng rắn còn được sử dụng để đại diện cho sức mạnh và sự bất tử

Theo quan niệm của người Ai Cập, rắn là một vị thần linh tối cao, vị thần hộ mệnh cho các vị vua, vì thế nên các vương miện của các vị vua Ai Cập đều được điêu khắc hình rắn bằng vàng hay đá quý. Ouroboros là hình tượng con rắn cắn đuôi theo chiều kim đồng hồ (từ đầu đến đuôi) thành một vòng tròn, hiện thân cho chu trình sống vĩnh viễn và sự bất tử.

Logo chính thức của Bộ Y tế
Logo chính thức của Bộ Y tế
  • Biểu tượng rắn là một phần quan trọng của nền tảng văn hoá y học

Biểu tượng rắn là một biểu tượng vĩnh hằng và quan trọng của nền văn hóa y học. Con rắn quấn quanh quyền trượng là biểu tượng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh cao siêu và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. 

Con rắn còn tượng trưng cho sức khỏe và sự trẻ trung, nó nhanh chóng được y học quốc công nhận là biểu tượng cao quý của ngành y. Các con rắn mang trong mình sự cẩn trọng, tinh tế và cả sự cân bằng về tâm thần lẫn thể xác của các nhà hiền triết thời cổ đại.  

Tìm hiểu về biểu tượng rắn sử dụng trong y học

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa ẩn đằng sau biểu tượng rắn được sử dụng trong y học.

Biểu tượng rắn trong các biểu tượng y học và các tài liệu y học

  • Hình tượng con rắn quấn quanh cây gậy gắn liền với thần y Asclepius trong Hy Lạp cổ đại, là vị thần của sự nhân từ, sự khôn khéo, khả năng chữa bách bệnh và kéo dài tuổi thọ.
  • Quá trình lột da của rắn gắn liền với vòng tròn sự sống, tinh thần bất tử của thời cổ đại.
  • Hình ảnh này sẽ làm mọi người liên tưởng đến khả năng đưa bệnh nhân từ cõi chết trở về của thần y Asclepius trước sự nguy hiểm của vết độc rắn cắn, qua đó làm nổi bật tinh thần chuyên nghiệp và tâm hồn cao quý của người thầy thuốc.
  • Vì thế, trong y học và các tài liệu liên quan, cây gậy của thần Asclepius là biểu tượng được biết đến rộng rãi và sử dụng thường xuyên trên toàn thế giới.

Biểu tượng rắn trong thiết kế của các bảo bối y học

Ngày nay, trên các thiết bị, máy móc chữa trị chuyên dùng của ngành y, không khó để bắt gặp biểu tượng rắn trên đó. Đó như là sự tôn vinh và nhắc nhở các y bác sĩ luôn nghiêm túc, tuân theo những giá trị cốt lõi của ngành y là tận tâm, luôn cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp chữa trị cho bệnh nhân của mình.

Biểu tượng rắn trong trang trí các cơ sở y tế

Các cơ sở, trung tâm, tổ chức y tế hiện nay đều thống nhất lấy biểu tượng rắn làm logo tượng trưng cho các hoạt động của mình. Đồng thời, các tổ chức và cơ sở y tế đều cố gắng làm đúng vai trò và thiên chức cao quý của mình trong lĩnh vực y khoa để giữ đúng ý nghĩa của biểu tượng rắn trong ngành y.

Biểu tượng của WHO 
Biểu tượng của WHO

Những loài rắn được sử dụng trong y học

Hiện nay, các y bác sĩ và nhà khoa học qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm đã kết luận được những loại rắn có thể sử dụng trong việc điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Những loài rắn có độc được sử dụng trong điều trị bệnh

Theo thông thường, nọc của rắn độc sẽ gây rối loạn thần kinh, đặc biệt là cơ quan kiểm soát việc hô hấp và tuần hoàn của cơ thể, gây nên hiện tượng cơ bắp bị co rút, nôn ói, co giật thậm chí là tử vong do bị phá hủy tế bào máu, tắc mạch máu. 

  • Tuy nhiên, nhờ vào sự tân tiến của y học kỹ thuật, nọc rắn được dùng để bào chế huyết thanh kháng nọc, chuyên chữa trị cho những người bị rắn cắn. Đến nay, đã có khoảng 400 loài rắn có nọc độc được chế tạo thành huyết thanh chữa cho những bệnh nhân bị chính loài rắn đó cắn.
  • Ngoài ra, nọc rắn còn được dùng để điều chế các thuốc giảm đau, chống viêm thấp khớp, đau hệ cơ, đau dây thần kinh dưới dạng thuốc tiêm hay thuốc mỡ. 
  • Nọc độc rắn hổ mang ở Brazil chứa chất captopril giúp hạ huyết áp rất nhanh khiến con mồi bủn rủn, tê liệt. Y học cũng đã nghiên cứu và chế tạo chất này để điều trị bệnh tăng huyết áp.
  • Riêng ở Việt Nam, nước ta đã điều chế thành công những loại huyết thanh kháng nọc rắn lục tre, hổ chúa, hổ đất và chàm quạp nhờ đó tạo nên những bước tiến lớn trong công cuộc chữa bệnh cứu người.
Phát hiện nọc của rắn độc có khả năng chữa bệnh  
Phát hiện nọc của rắn độc có khả năng chữa bệnh

Những loài rắn không độc được sử dụng để sản xuất thuốc và tinh dầu y học

Những loài rắn không chứa chất độc như: rắn nước, rắn ri cá, rắn bông súng, rắn lục cườm không có răng độc mà chỉ có răng hàm nên khi cắn sẽ không nguy hiểm đến tính mạng con người. 

Ngược lại, những loài rắn này còn được bào chế trở thành những phương thuốc đặc trị và những loại tinh dầu y học quý giá, đóng vai trò rất lớn trong quá trình điều trị và hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân.

Kết luận

Qua bài viết trên, t4ghcm đã cung cấp cho chúng ta những thông tin quan trọng về lịch sử và ý nghĩa cao quý của biểu tượng rắn trong y học. Nó thể hiện cho trách nhiệm, tinh thần cống hiến và trong sạch của người thầy thuốc từ xưa đến nay.

Rate this post

Tin liên quan