Bệnh quai bị: Nguyên nhân, Triệu chứng, cách chẩn đoán và phòng tránh

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Để tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh quai bị (Nguyên nhân, Triệu chứng, cách chẩn đoán và phòng tránh bệnh) bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của t4ghcm.

Bệnh quai bị là gì?

Quai bị (hay còn có tên tiếng anh là Mumps) hoặc có những tên gọi khác như viêm tuyến nước bọt mang tai, má chàm bàm,… Đây là bệnh truyền nhiễm khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu không được phát hiện sớm và có cách điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân bị quai bị

Người bị quai bị là do nhiễm Mumps virus (hay còn gọi là virus quai bị). Loại virus này có thể tồn tại khá lâu ở ngoài cơ thể ( 30-60 ngày trong nhiệt độ 15-200 độ C) và chỉ bị tiêu diệt nhanh ở 560 độ C hoặc do tác động của hóa chất diệt khuẩn.

Nhiều người thắc mắc “Bệnh quai bị có lây không?”, câu trả lời là có. Bệnh quai bị có thể lây lan qua đường hô hấp, thông qua các giọt nước bọt, các chất dịch tiết ra từ mũi họng của người bệnh do tiếp xúc giữa người mắc bệnh và người bình thường nhưng chưa có kháng thể.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị

Khi mắc quai bị, cơ thể sẽ có một số phản ứng. Đây là một số dấu hiệu bị quai bị mà bạn nên chú ý:

  • Lên cơn sốt cao đột ngột.
  • Cảm giác chán ăn, buồn nôn và bị nôn nhiều.
  • Bị đau đầu.
  • Sau 1-3 ngày bị sốt, tuyến nước bọt bị đau nhức, sưng to lên (có thể bị sưng ở một hoặc cả hai bên hàm) làm khuôn mặt biến dạng, khó nhai, nuốt. Đây còn gọi là sưng quai bị – biểu hiện quai bị rất đặc trưng, dễ nhận biết nhất.
  • Các cơ bị đau, toàn thân nhức mỏi.
  • Cả người mệt mỏi, lả đi, không có sức.
  • Nhiều trường hợp bị sưng bìu và cảm giác đau tinh hoàn (đây là biểu hiện của bệnh quai bị ở nam)

Nếu có phát hiện và chữa trị kịp thời, các triệu chứng bị quai bị sẽ thuyên giảm nhanh chóng và khỏi hẳn.

Các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết căn bệnh quai bị
Các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết căn bệnh quai bị

Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị

Rất nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh quai bị.

  • Trẻ em: đây là đối tượng có tỉ lệ mắc quai bị cao nhất, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 6-13 tuổi.Các dấu hiệu của quai bị khá rõ ràng và cha mẹ cần chú ý và chữa trị kịp thời.
  • Thanh niên, người lớn tuổi: bệnh quai bị ở người lớn thường do họ tiếp xúc đông người và trong cơ thể chưa có kháng thể bệnh quai bị.
  • Người có hệ miễn dịch yếu: hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi virus quai bị. Một khi hệ miễn dịch yếu đi, bệnh rất dễ xâm nhập vào cơ thể.

Thông thường bệnh quai bị ở nam giới có tỉ lệ cao hơn quai bị ở nữ.

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh quai bị

Không chỉ bị sưng ở quai hàm, ốm sốt cao,… bệnh quai bị nếu không được phát hiện kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

  • Bị viêm tinh hoàn ở nam giới.

Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, dẫn đến teo tinh hoàn và nặng hơn là gây vô sinh. Biến chứng này thường gặp ở nam giới trong độ tuổi dậy thì, đến 20-30% nam giới mắc quai bị sau tuổi dậy thì bị viêm tinh hoàn.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, người lớn trên 50 tuổi thì biến chứng này lại rất hiếm gặp.

  • Bị viêm buồng trứng đối với nữ giới.

Người bệnh thường thấy bụng đau âm ỉ, hố chậu xuất hiện cơn đau, khí hư có mùi hôi, biến đổi màu sắc và ra nhiều bất thường,… Đây là những dấu hiệu của người bị biến chứng viêm buồng trứng.

Biến chứng do quai bị này nếu không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến viêm buồng trứng mãn tính, dính buồng trứng, tắc vòi trứng, u nang ống dẫn trứng,… và có khả năng cao gây vô sinh.

  • Nhồi máu phổi.

Đây là biến chứng có thể xảy ra ở nam giới mắc bệnh quai bị. Huyết khối ở tĩnh mạch tuyến tiền liệt bị lọt vào mạch máu phổi, ngăn dòng lưu thông của phổi, làm hoại tử vùng mô phổi.

  • Viêm tụy cấp tính.

Đây là biến chứng chiếm 3-7% ở người lớn, khiến bệnh nhân đau dữ dội, đầy bụng, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng và chán ăn.

Có nhiều trường hợp bệnh nhân phải nhập viện để theo dõi và điều trị gấp.

  • Viêm cơ tim.
  • Viêm màng não, viêm não

Viêm màng não xuất hiện do người mắc quai bị sốt cao, co giật và ảnh hưởng đến não. 

  • Sinh non, thai bị chết lưu.

Đây là biến chứng khi người mắc quai bị là thai phụ. Nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kì dễ bị sảy thai, thai bị dị dạng. Trong 3 tháng cuối dễ dẫn đến sinh non hoặc thai bị chết lưu.

  • Ngoài ra còn xuất hiện một số biến chứng khác như: điếc vĩnh viễn, viêm tụy, viêm tuyến giáp,…

Cách chăm sóc người bị bệnh quai bị đúng cách

Người bị bệnh quai bị cần được chăm sóc cẩn thận, đúng cách để nhanh hồi phục cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những lưu ý để chăm sóc người bệnh quai bị đúng cách:

  • Để người bệnh nằm nghỉ ngơi khi sốt cao. Có thể lau mát để nhanh hạ sốt.
  • Có thể dùng phương pháp chườm ấm vào vùng bị sưng để giảm đau đớn.
  • Chăm sóc răng miệng kỹ càng, sạch sẽ để tránh bội nhiễm bệnh cũng như tăng cảm giác ngon miệng. Tích cực súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn.
  • Cần cho bệnh nhân uống thuốc đúng cữ, đúng liều lượng.
  • Hạn chế để bệnh nhân vận động tối đa.
  • Không để bệnh nhân ăn những thực phẩm có vị chua, cay, nóng. Cần bổ sung nhiều rau xanh, thức ăn thanh đạm.
  • Người chăm sóc hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, cần mang khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ để tránh bị lây bệnh.

Phòng ngừa bệnh quai bị

Một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả:

  • Tiêm vắc-xin phòng chống bệnh quai bị.

Trẻ 1 tuổi nên được tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, vắc-xin chứa các virus sống nên có một số trường hợp không nên tiêm:

  • Người có hệ miễn dịch không tốt, bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ đang mang thai không nên tiêm. Nếu lỡ tiêm mới phát hiện có thai thì cần theo dõi cẩn thận.
  • Người bị nhiễm các bệnh ác tính, bệnh hiểm nghèo.
  • Cách ly người bị bệnh, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị quai bị để phòng bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân thật tốt để phòng bệnh quai bị.
Cách phòng chống bệnh quai bị hiệu quả hiện nay
Cách phòng chống bệnh quai bị hiệu quả hiện nay

Chẩn đoán, xét nghiệm bệnh quai bị

Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh quai bị dựa trên các triệu chứng bệnh quai bị. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ xem xét tới các bệnh nền, thông tin cá nhân, môi trường để đánh giá toàn diện.

Nếu cần xét nghiệm, có một số phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán quai bị thường được các bác sĩ sử dụng là:

  • Phương pháp xét nghiệm kháng thể (kháng thể IgM, IgG).
  • Phương pháp xét nghiệm nuôi cấy virus.
  • Phương pháp xét nghiệm vật liệu di truyền của virus.
  • Phương pháp miễn dịch gắn men có khả năng phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc dịch não tủy.
  • Phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp có khả năng phát hiện các kháng nguyên, kháng thể đặc hiệu.

Thông thường, các triệu chứng quai bị ở người lớn lẫn trẻ em đều rất rõ ràng, đặc trưng, dễ nhận biết nên việc xét nghiệm được dùng trong các trường hợp rất cần thiết hoặc cần nghiên cứu sâu hơn.

Phương pháp điều trị bệnh quai bị

Bạn nên tới bệnh viện để khám, theo dõi và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ để giảm thiểu mức độ trầm trọng của căn bệnh cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cũng có thể điều trị theo cách dưới đây để giảm các triệu chứng bệnh, giúp khỏi bệnh:

  • Sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm đá để hạ sốt và giảm đau.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, NSAIDs,… để giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra có thể sử dụng thêm vitamin.
  • Để người bệnh nhanh khỏe cần có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc nặng.
  • Thường xuyên súc miệng nước muối, sát khuẩn đầy đủ.
  • Đeo khẩu trang thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan bệnh.
  • Đối với bệnh nhân thể viêm tuyến nước bọt thường: vệ sinh họng, miệng đầy đủ. Cần chăm chỉ súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn để làm sạch.
  • Đối với các trường hợp mắc thể bệnh quai bị có viêm tinh hoàn: khi tinh hoàn vẫn viêm, sưng đỏ cần tĩnh dưỡng và nghỉ ngơi trên giường.
  • Nếu bệnh mãi không thuyên giảm hoặc có các biến chứng nặng cần xin lời khuyên từ bác sĩ.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị 

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị:

Bị quai bị bao lâu thì khỏi

Nếu như chỉ mắc quai bị thể thông thường, bạn có thể khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần điều trị (kể từ khi bắt đầu có các triệu chứng bệnh).

Nếu bị các biến chứng, bệnh có thể bị kéo dài lâu hơn, tùy theo các biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh quai bị có được quan hệ không

Không nên quan hệ trong khi bị quai bị bởi rất dễ lây lan cho đối tác do bệnh lây qua đường hô hấp.

Bệnh quai bị có bị lại lần 2 không

Thông thường sẽ không bị mắc quai bị lần 2 bởi sau một lần bị, trong cơ thể sinh ra kháng thể phòng chống virus quai bị. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp hy hữu bị mắc lại quai bị.

Vậy tại sao bị quai bị lần 2? Đó là do hệ miễn dịch kém, người đã bị quai bị tiếp xúc trực tiếp với người bệnh mà không có sự phòng bị,…

Chính vì vậy mỗi người cần phải tự có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Phòng chống quai bị cũng là phòng chống các biến chứng nguy hiểm khác.

Một số câu hỏi thường gặp về căn bệnh quai bị
Một số câu hỏi thường gặp về căn bệnh quai bị

Tạm kết

Trên đây là những thông tin về bệnh quai bị mà t4ghcm muốn mang đến cho bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ đem đến những kiến thức hữu ích giúp độc giả có những cách thức phòng chống bệnh hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin liên quan