Cơ sở vật chất hiện đại Cơ sở vật chất hiện đại
Dịch vụ phòng khám riêng tư Dịch vụ phòng khám riêng tư
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

Bệnh quai bị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa 

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: THS.BS Huỳnh Ảnh Kim


Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

 


Nguyên nhân gây bệnh quai bị


Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra do vi rút paramyxoviridae. Bệnh lây theo đường hô hấp và thường dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng hay 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Bệnh lây qua đường hô hấp, tuyến nước bọt, chất nhầy từ miệng mũi, cổ họng người bệnh.


Các dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị


Các triệu chứng bệnh quai bị bao gồm:


·     Sốt cao đột ngột


·     Chán ăn


·     Đau đầu


·     Sau khi sốt 1-3 ngày tuyến nước bọt đau nhức sưng to có thể sưng 1 bên hoặc cả hai bên tuyến mang tai (nằm phía sau và bên dưới tai) làm cho khuôn mặt bệnh nhân biến dạng, khó nhai khó nuốt


·     Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như đau khớp, ăn mất ngon kèm theo đau cơ, đau mỏi toàn thân, mệt mỏi, buồn nôn có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.


Các biến chứng của bệnh quai bị


Bệnh quai bị gây biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản thậm chí gây vô sinh.


Thông thường, quai bị không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh, tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời bệnh để lại di chứng như:


·     Viêm não – màng não


·     Nhồi máu phổi


·     Viêm tụy cấp tính


·     Viêm cơ tim


·     Viêm buồng trứng ở bé gái


·     Viêm tinh hoàn bé trai, có thể dẫn tới vô sinh ở tuổi trưởng thành


·     Thai phụ mắc quai bị trong 3 tháng cuối sinh non hoặc thai chết lưu.


Phòng, chống bệnh quai bị


Hiện nay quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi phát hiện trẻ mắc quai bị cần:


·     Chăm sóc đúng cách


·     Đưa trẻ đến các cơ sở y tế.


·     Nên cho trẻ nghỉ học ở nhà, tránh tiếp xúc nơi đông người 5-7 ngày kể từ khi có dấu hiệu bệnh.


·     Tuyệt đối không bôi đắp các loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai để chữa bệnh.


·     Có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau khi trẻ sốt cao và đau nhức nhiều.

Tiêm vắc xin quai bị là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất


Để phòng bệnh quai bị cho trẻ và người lớn cần tiêm vác xin đầy đủ. Vì bệnh quai bị do vi rút gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên việc tiêm vắc xin quai bị vào trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng để phòng chống bệnh tật là vô cùng quan trọng.


Ngoài việc tiêm vắc xin, người dân cần:


·     Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nếu trẻ bị bệnh cách ly trẻ đến khi hết bệnh.


·     Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc cho trẻ đeo khẩu trang khi tiếp xúc đông người


·     Súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn khác


·     Giữ môi trường sống sạch sẽ thoáng mát ,thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ


·     Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều tránh vận động .


·     Khi trẻ bị bệnh cho uống  nhiều nước và ăn các món mềm dễ nuốt không phải nhai nhiều như cháo, súp,  sữa…


BS. Vũ Thị Sâm


Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản – TTYT Thủ Đức

Rate this post

Tin liên quan