Tìm hiểu bệnh dịch tả lợn Châu Phi: Triệu Chứng, Đặc điểm và cách phòng bệnh

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

 Để tìm hiểu về triệu chứng, đặc điểm và cách phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi (hay còn gọi là bệnh dịch tả heo), bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của t4ghcm.

Các đặc điểm của dịch tả heo Châu Phi

Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu một số thông tin của bệnh dịch tả lợn Châu Phi:

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là bệnh gì?

Bệnh dịch tả heo Châu Phi bắt đầu bùng phát tại Châu Phi và lan ra toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, mọi loài lợn ở nhiều lứa tuổi khác nhau đều có thể bị mắc phải và tỉ lệ chết khi mắc bệnh là gần như 100%.

Nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn Châu Phi là do virus gây ra, nó tồn tại ở trong máu, các cơ quan, dịch bài tiết của những con lợn nhiễm bệnh. Đặc tính sinh học của virus dịch tả lợn này là có sức đề kháng cao, chịu được nhiệt độ thấp, chỉ bị chết ở nhiệt độ 70 độ C. Chính vì những lí do này mà virus có khả năng lây lan rộng, nhanh, gây ra dịch bệnh nguy hiểm ở loài lợn.

Đường lây truyền bệnh dịch tả lợn châu phi

Có nhiều con đường khiến bệnh dịch tả lợn bị lây truyền nhanh chóng:

  • Lây truyền qua thịt lợn, các chế phẩm, sản phẩm từ lợn.
  • Do lây lan từ các phương tiện vận chuyển lợn.
  • Lây truyền qua nguồn nước, các thiết bị, dụng cụ trong chăn nuôi (dụng cụ cho ăn, vòi phun nước,…)

Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa nên việc tiếp xúc với nguồn nước, chuồng trại, dụng cụ,… nhiễm virus gây bệnh sẽ khiến lợn bị nhiễm tả nhanh chóng.

Đây là bệnh trên lợn, không lây sang con người nhưng con người cũng là một tác nhân làm phát tán bệnh.

Triệu chứng và biểu hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Tả lợn Châu Phi được chia làm 3 thể: thể á cấp, thể cấp tính và thể quá cấp tính. Các biểu hiện của dịch tả Châu Phi xuất hiện trên lợn cũng tùy theo từng thể mà có mức độ khác nhau.

  • Triệu chứng của thể á cấp:

Ở thể này, tỉ lệ lợn chết từ 30 – 70%, chết sau khoảng từ 15-45 ngày nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể bắt gặp:

  • Đây là thể khó xác định bệnh bởi triệu chứng không quá rõ ràng.
  • Lợn bị sốt nhẹ (có trường hợp không sốt), chán ăn, sụt cân, có biểu hiện ho và khó thở.
  • Lợn bị viêm khớp, khó khăn trong đi lại.
  • Những con lợn đang mang thai mắc bệnh sẽ bị sảy thai.
  • Các biểu hiện của thể cấp tính:

Thể cấp tính nặng hơn, có các triệu chứng rõ rệt hơn so với thể á cấp:

  • Lợn có biểu hiện sốt cao (40,5-42 độ C)
  • Trong 2-3 ngày đầu nhiễm bệnh, lợn không ăn, không vận động, thích nằm ở chỗ gần nước.
  • Một số vùng da màu trắng trên thân chuyển thành màu đỏ, đặc biệt là các vùng: tai, cẳng chân, đuôi, da chỗ dưới ngực và bụng có thể có màu xanh tím.
  • Lợn chết trong khoảng 6-13 ngày hoặc kéo dài tới 20 ngày. 1-2 ngày trước khi chết lợn có biểu hiện: đi không vững, khó thở, thở gấp, mũi có bọt lẫn máu, mắt viêm, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Lợn mang thai có thể bị sảy thai, tỉ lệ chết gần như là 100%.
  • Có trường hợp lợn có thể khỏi bệnh, hoặc nhiễm virus nhưng lại không có triệu chứng. Rơi vào trường hợp này, con lợn đó sẽ nhiễm virus cả đời, là nguồn lây nhiễm bệnh cực nguy hiểm.
  • Biểu hiện bên ngoài của thể quá cấp tính:

Đây là thể nhiễm bệnh nặng nhất. Khi nhiễm thể này, lợn chết rất nhanh và thường không hề có triệu chứng heo bị dịch tả Châu Phi trước khi chết. Có trường hợp lợn chỉ nằm sốt cao và lịm luôn.

Cách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Có 2 cách phòng chống dịch tả Châu Phi này:

  • Sử dụng vacxin:

Hiện nay thế giới đã có vacxin phòng và trị bệnh dịch tả lợn Châu Phi, song số lượng sản xuất được vẫn còn rất ít do chi phí cao. Đồng thời virus ngày càng biến đổi, có nhiều chủng nguy hiểm hơn, rất khó để kiểm soát.

  • Làm sạch môi trường sống của lợn: Đây là cách chính giúp phòng và trị bệnh dịch tả lợn hiệu quả:
  • Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn bằng vôi bột/ hóa chất chuồng trại chăn nuôi, dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi, các phương tiện vận chuyển lợn,…
  • Những người tham gia chăn nuôi cũng cần vệ sinh cá nhân kỹ càng.
  • Theo dõi thường xuyên, nhanh chóng phát hiện và cách ly lợn bị bệnh hoặc nghi bị bệnh để không ảnh hưởng tới những con lợn khác trong đàn.
  • Tiêu diệt các nguồn bệnh, phương tiện phát tán mầm bệnh như ruồi, muỗi,…
  • Không mua, bán những loại thịt lợn có nguồn gốc không rõ ràng, khuyến khích không sử dụng các đồ ăn chưa được nấu chín liên quan đến lợn.
Những đặc điểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Những đặc điểm của bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Ảnh hưởng của dịch tả heo Châu Phi tới sức khỏe con người

Con người sẽ không bị mắc bệnh tả lợn do nó không có khả năng lây lan sang người. Tuy nhiên nó cũng vẫn ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Bệnh dịch tả heo là mầm mống, là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý khác trên cơ thể con người. Do lợn bị tả có thể mắc thêm bệnh tai xanh, cúm, thương hàn,…- gây nguy hiểm cho người tiếp xúc, làm rối loạn hệ tiêu hóa.

Nếu vết thương hở trên người tiếp xúc với lợn mắc bệnh sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây buồn nôn, đau đầu kèm sốt cao, xuất huyết. Nguy hiểm hơn là gây viêm màng não hoặc nhiễm độc tiêu hóa.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe con người
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe con người

Kết luận

Trên đây là những thông tin về bệnh dịch tả lợn Châu Phi mà t4ghcm muốn đem đến cho bạn. Bệnh dịch này gây nguy hiểm cho gia súc, gián tiếp ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống con người (kinh tế, sức khỏe,…), hy vọng bạn sẽ có những cách phòng tránh phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Tin liên quan