Top 10 loại vắc – xin người lớn cần tiêm

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Tiêm vắc – xin đầy đủ giúp người lớn, đặc biệt là người cao tuổi phòng tránh được những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy tiêm loại vắc – xin nào là tốt nhất cho người lớn? Sau đây, hãy cùng t4ghcm tìm hiểu 10 loại vắc – xin người lớn cần tiêm

Vì sao người lớn cần tiêm vắc-xin?

  • Người lớn cần chích ngừa đầy đủ vì những chủng ngừa vắc – xin khi còn nhỏ theo thời gian sẽ giảm dần hiệu quả, cần tiêm ngừa những mũi vắc – xin nhắc lại theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để tác dụng bảo vệ luôn được duy trì.
  • Ngoài ra, người trưởng thành, đặc biệt là người già và người mắc các bệnh lý nền sẽ có hệ miễn dịch kém hơn, tăng nguy cơ mắc các tác nhân gây bệnh, do đó việc tiêm ngừa rất quan trọng ở nhóm tuổi này. Việc tiêm vắc – xin đầy đủ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn giúp bảo vệ những người xung quanh tránh khỏi những tác nhân gây bệnh. 

Những loại vắc – xin người lớn cần tiêm

Bài viết sau đây giới thiệu đến người đọc các loại vắc – xin cho người lớn cần tiêm để giữ gìn sức khỏe bản thân tránh xa những căn bệnh nguy hiểm.

Vắc – xin cúm

  • Tất cả người lớn đều cần tiêm vắc – xin cúm hàng năm, đặc biệt là các đối tượng đang ở độ tuổi 50 trở lên, người có sức đề kháng kém, mắc các bệnh lý mãn tính và phụ nữ trước khi mang thai.
Vacxin cúm rất quan trọng với sức khỏe người lớn 
Vacxin cúm rất quan trọng với sức khỏe người lớn
  • Cúm là bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp và có thành phần theo đổi theo từng năm nên một liều cúm nhắc lại mỗi năm là điều rất cần thiết để bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Lịch tiêm: Tiêm một mũi và nhắc lại mỗi năm. Thời gian tiêm ngừa lý tưởng chủng liều thuốc ngừa cúm là vào tháng 10 – 11.
  • Tuy nhiên, thuốc chủng ngừa cúm không nên tiêm nếu bạn dị ứng với trứng và các thành phần của thuốc hoặc bạn đang bị bệnh. 

Vắc – xin uốn ván

  • Vắc – xin uốn ván giúp nâng cao khả năng miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván ở người lớn. 
  • Lịch tiêm: Liều tiêm cơ bản: 2 – 3 lần tiêm, khoảng cách giữa các lần tiêm cách nhau ít nhất một tháng và tối đa 6 tháng theo những quy định hiện hành. Tiêm nhắc lại: tiêm vào một năm sau lần tiêm cuối của đợt tiêm đầu tiên. Sau đó, mỗi 10 năm tiêm lại 1 lần.
  • Vắc – xin chống chỉ định cho người dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc; đối tượng có biểu hiện dị ứng ở lần tiêm trước và những trường hợp đang sốt cao hoặc mắc các bệnh cấp tính. 

Vắc – xin ho gà

  • Thuốc chủng ngừa ho gà thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch; được sử dụng cho mục đích tiêm ngừa nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh ho gà ở người lớn. 
  • Lịch tiêm: Tiêm một mũi. Sau đó, tiêm nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần. 
  • Nên cân nhắc tiêm ngừa với đối tượng phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú vì vẫn chưa có những nghiên cứu chắc chắn về rủi ro của loại thuốc này đối với phụ nữ và thai nhi. Trước khi quyết định tiêm phòng, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận được sự tư vấn kịp thời. 

Vắc – xin bạch hầu

  • Tại Việt Nam, vắc – xin bạch hầu được khuyến khích tiêm ngừa đầy đủ cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là người lớn để có thể bảo vệ cơ thể chống lại những nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.
  • Lịch tiêm: Tiêm một mũi và nhắc lại 10 năm/lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu không thời hạn. 
  • Thuốc chủng ngừa bạch hầu có thể xuất hiện một vài tác dụng phụ như sốt, sưng tấy, đau nhức tại vị trí tiêm và sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày. Khi nhận thấy cơ thể biểu hiện những triệu chứng nặng như sốt cao, phát ban trên da, khó thở liên tục, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. 
Người lớn nên tiêm nhắc lại vacxin bạch hầu theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế
Người lớn nên tiêm nhắc lại vacxin bạch hầu theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế

Vắc – xin viêm gan A

  • Người lớn chích ngừa thuốc chủng ngừa viêm gan A thường là những đối tượng mắc bệnh gan mãn tính; làm việc trong môi trường thí nghiệm thường xuyên tiếp xúc với các loại linh trưởng nhiễm viêm gan A; quan hệ tình dục giữa những người đồng tính nam; hiện đang công tác tại các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lý này cao. 
  • Lịch tiêm: Nên bắt đầu tiêm vacxin bất cứ lúc nào bạn thấy cần thiết và nhắc lại liều thứ hai từ 6 – 18 tháng sau lần tiêm đầu tiên để phát huy tối đa công dụng bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh của nó.
  • Loại vắc – xin này có thể kèm theo những tác dụng phụ như sốt cao, khó thở, giọng khàn, nổi mề đay, chóng mặt thậm chí tử vong nếu không được tiêm ngừa đúng cách. 
  • Không nên tiêm phòng đối với những người đã có những phản ứng dị ứng với thuốc hoặc đang bị bệnh nặng. 

Vắc – xin viêm gan B

  • Những đối tượng được khuyến nghị nên tiêm phòng viêm gan B là: người đã quan hệ tình dục với những đối tượng dương tính với viêm gan B; người đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục; người có tiền sử sử dụng ma túy; người sống cùng với các thành viên trong gia đình nhiễm viêm gan B; người mắc bệnh thận ở giai đoạn cuối và tất cả những ai muốn bảo vệ mình khỏi nguy cơ nhiễm HBV.
  • Lịch tiêm: Nên tiêm một liều phòng ngừa viêm gan B bất cứ lúc nào và nhắc lại liều thứ hai 1 tháng sau lần tiêm đầu tiên. Nhắc lại liều thứ ba ít nhất 2 tháng sau liều tiêm thứ hai và ít nhất 4 tháng sau liều tiêm thứ nhất.
  • Thuốc chủng ngừa viêm gan B không được khuyến cáo nếu bạn có phản ứng mẫn cảm với nấm men, từng có phản ứng dị ứng với thuốc hoặc đang bị bệnh.
  • Tương tự những loại vacxin khác, vacxin viêm gan B cũng có thể gây nên các triệu chứng sau tiêm như: đỏ, sưng ngứa, đau đầu, chóng mặt, người mệt mỏi, viêm họng, nghẹt mũi và phổ biến nhất là đau nhức ở vị trí tiêm. 

Vắc – xin thủy đậu

  • Vắc – xin thủy đậu là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu thủy đậu hiệu quả nhất, giúp ngăn chặn những biến chứng khó lường của bệnh lý này. 
  • Bạn nên tiêm phòng ngừa thủy đậu nếu bạn chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc bạn đang xem xét việc mang thai và không chắc mình có nguy cơ mắc căn bệnh này hay không. 
  • Lịch tiêm: Tiêm hai liều, khoảng cách giữa hai liều ít nhất 1,5 tháng. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, cần hoàn thành quá trình tiêm phòng trước đó trễ nhất 3 tháng. 
  • Thuốc chủng ngừa thủy đậu không nên tiêm nếu bạn là người có hệ miễn dịch yếu, bạn mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vacxin, bạn đang mang thai hoặc có kế hoạch có thai trong 4 tuần tiếp theo.
  • Triệu chứng thường gặp nhất khi tiêm phòng thủy đậu là sưng, đau hoặc đỏ tại vị trí tiêm. Một số trường hợp có thể phát ban nhẹ và sốt sau khi tiêm. Những phản ứng nặng nề với thuốc có thể xảy ra là: viêm phổi, động kinh, nhiễm trùng não,… 
Những người được tiêm vacxin sẽ hoàn toàn miễn dịch với bệnh thủy đậu 
Những người được tiêm vacxin sẽ hoàn toàn miễn dịch với bệnh thủy đậu

Vắc-xin sởi – quai bị – rubella

  • Những đối tượng được các nhân viên y tế khuyến khích tiêm phòng bệnh sởi – quai bị – rubella kết hợp (MMR) là những người được sinh ra từ năm 1957 trở về sau và chưa bao giờ tiêm phòng ngừa MMR trước đây. 
  • Lịch tiêm: Nên nhanh chóng tiêm phòng một liều vắc – xin MMR nếu có điều kiện. Mũi tiêm nhắc lại sẽ được thực hiện vào 4 tuần sau lần tiêm đầu tiên nếu gần đây bạn có tiếp xúc với người bệnh sởi hoặc có ổ dịch xuất hiện trong khu vực bạn sinh sống.
  • Thuốc chủng phòng ngừa MMR không được khuyên dùng nếu đối tượng sinh ra trước năm 1957, người có khả năng miễn dịch kém, phụ nữ đang mang thai và có thể mang thai trong 4 tuần sau khi tiêm ngừa. 

Vắc – xin phế cầu

  • Tiêm chủng vắc – xin phế cầu là một biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn ở người lớn.
  • Lịch tiêm: Ở những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn cao, cần tiêm đủ hai liều tiêm và khoảng cách giữa hai liều tối thiểu 8 tuần. Còn đối với những trường hợp bình thường, hai liều phải cách nhau ít nhất 1 năm để đảm bảo các phản ứng kháng thể bảo vệ diễn ra hiệu quả.
  • Tuy nhiên, không phải ai cũng cần tiêm vắc – xin phế cầu. Nếu người lớn đang ở độ tuổi 18 – 50 có tình trạng sức khỏe tốt thì không cần tiêm loại vacxin này. Đồng thời, bạn cũng không nên tiêm nếu bạn có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc. 
  • Sau khi tiêm ngừa, bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau ở vị trí tim, sốt nhẹ, cơ thể khó chịu, mất vị giác.
Tiêm ngừa đúng cách giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ viêm phế cầu 
Tiêm ngừa đúng cách giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ viêm phế cầu

Vắc – xin HPV

  • Bạn nên tiêm chủng ngừa HPV (vắc – xin ngừa ung thư cổ tử cung) nếu bạn thuộc nhóm tuổi từ vị thành niên đến 26 tuổi để ngăn ngừa các bệnh lý sinh dục. 
  • Lịch tiêm: Hãy tiêm thuốc chủng ngừa HPV ngay khi bạn có điều kiện. Nhắc lại liều thứ hai sau 2 tháng và liều thứ ba sau 6 tháng kể từ lần tiêm đầu tiên.
  • Những trường hợp không nên tiêm ngừa HPV: dị ứng với nấm men, có phản ứng chống lại thành phần trong liều vacxin, đang mang thai hoặc mắc bệnh.

Tạm kết 

Qua bài viết trên, t4ghcm đã giới thiệu và cung cấp cho chúng ta những thông tin về 10 loại vắc – xin người lớn cần tiêm. Hy vọng mọi người có thể tham khảo và thực hiện những biện pháp tiêm phòng cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình. 

Rate this post

Tin liên quan