NALTREXONE – THUỐC CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

BS. CKII. Trần Minh Khuyên

Trưởng phòng Kế Hoạch – Nghiệp vụ

Trung tâm Y tế Quận 3


Naltrexone là một trong những loại thuốc được sử dụng để điều trị chống tái nghiện ma túy, góp phần giúp người sau cai duy trì hiệu quả cai ma túy. Tuy nhiên, để điều trị bằng thuốc Naltrexone có hiệu quả, cần được theo dõi tại một cơ sở điều trị đạt điều kiện và người sử dụng thuốc phải tuân thủ đúng chỉ định điều trị.

Người đang cai ma túy tập trung (Nguồn Internet)


1.Có phải người cai nghiện ma túy sau khi được điều trị tại các trung tâm, khi trở về cộng đồng, thường sử dụng thuốc Naltrexone? Naltrexone là thuốc gì?

Người cai nghiện ma túy sau khi được điều trị tại các trung tâm, khi trở về cộng đồng sẽ được điều trị hỗ trợ chống tái nghiện, bằng những biện pháp như: Liệu pháp tâm lý gia đình, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp dùng thuốc đối kháng… và việc sữ dụng thuốc Naltrexone là 1 trong những liệu pháp giúp người sử dụng các chất dạng thuốc phiện (Morphin, Heroin…) không tái sử dụng lại sau khi đã được cắt cơn nghiện.

Naltrexone hydrochloride là chất đối kháng với nhóm Opiats được sử dụng để loại trừ cảm giác thèm ma túy ở các đối tượng đã cai nghiện ma túy nhóm Opiats. Naltrexone vào hệ thần kinh trung ương, “bịt lỗ khóa” các thụ thể, vô hiệu hóa tác dụng gây nghiện của các chất nhóm Opiats. Người đã cai nghiện các chất nhóm Opiats nếu được điều trị duy trì bằng Naltrexone sẽ mất dần cảm giác thèm nhớ và tìm kiếm ma túy. Khi đang dùng thuốc Naltrexone, nếu người nghiện sử dụng lại các chất nhóm Opiats sẽ có nguy cơ ngộ độc do mất khả năng dung nạp.

Điều trị hỗ trợ chống tái nghiện bằng naltrexone là một liệu pháp chống tái nghiện đạt hiệu quả cao khi người nghiện thực sự và mong muốn từ bỏ ma túy.

2. Những trường hợp nào người cai nghiện được chỉ định sử dụng thuốc Naltresone và không được sử dụng?


Naltrexone được chỉ định để hỗ trợ chống tái nghiện trong các trường hợp sau:
a-Những người bệnh nghiện các chất nhóm Opiats đã điều trị cắt cơn, phục hồi chức năng tâm lý – xã hội, chuẩn bị ra khỏi các cơ sở cai nghiện trở về cộng đồng nguyện vọng được hỗ trợ chống tái nghiện.


b-Những người bệnh nghiện các chất nhóm Opiats đã được điều trị bằng liệu pháp thay thế Methadone  nguyện vọng chuyển sang hỗ trợ điều trị chống tái nghiện bằng Naltrexone sau khi đã được điều trị cắt cơn 7-10 ngày.


c-Những người bệnh trước đây nghiện các chất nhóm Opiats đã cai nghiện hiệu quả nhưng đang trong giai đoạn chịu nhiều stress có thể dễ bị tái phát, có nguyện vọng được hỗ trợ chống tái nghiện.


Không được sử dụng (chống chỉ định)


1. Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc, dị ứng với Naltrexone.


2. Người bệnh có tổn thương gan nặng hoặc viêm gan cấp.


3. Người bệnh đang sử dụng các chất có chứa nhóm Opiats.


4. Người bệnh đang trong thời gian điều trị cắt cơn, giải độc ma túy nhóm Opiats.


Thận trọng: Thận trọng sử dụng Naltrexone cho những người đã cai nghiện các chất nhóm Opiats, gồm:


– Người bệnh là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.


– Người bệnh có tổn thương gan thận.


– Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.


– Người bệnh dưới 18 tuổi.


– Người bị bệnh tâm thần nặng, trầm cảm.


– Người bệnh nhiễm HIV giai đoạn AIDS.


3. Thuốc có thể gây ra những tác dụng gì, những nguy cơ gì cho người sử dụng?

Tác dụng không mong muốn:

– Mất ngủ, lo âu, đau đầu, nôn, buồn nôn, đau bụng, đau nhức xương khớp. Nhìn chung không đáng kể nhẹ và tạm thời.

– Nguy cơ tử vong do tai biến quá liều: do tai biến thuốc phiện với những bệnh nhân đang sử dụng Thuốc chống tái nghiện Naltrexone mà đồng thời tái sử dụng chất dạng thuốc phiện hoặc bỏ Naltrexone dùng lại thuốc phiện (do mất dung nạp đối với chất dạng thuốc phiện).

4. Tại các cơ sở thực hiện điều trị Naltrexone cho người ngiện ma túy cần phải đáp ứng được những nhu cầu như thế nào?

a-Đối với cơ sở điều trị:

Cơ sở điều trị thuốc Naltrexone phải đảm bảo được các yếu tố sau:

  Cơ sở vật chất – thuốc – trang thiết bị y tế: phải đủ để thực hiện các xét nghiệm sau: Công thức máu, chức năng gan (SGOT – SGPT), chức năng thận, xác định ma túy trong nước tiểu… Cơ sở thực hiện được cấp cứu ngộ độc nhóm Opiats.

– Năng lực cán bộ: Cơ sở điều trị thuốc Naltrexone bắt buộc phải có các tiêu chuẩn sau:

+ Bác sĩ được tập huấn về điều trị cắt cơn giải độc  điều trị nghiện ma túy  được cấp giấy chứng nhận đã được tập huấn.

+ Bác sĩ được tập huấn về sử dụng thuốc Naltrexone theo quy định của Bộ Y tế được cấp giấy chứng nhận đã được tập huấn.

+ Cán bộ điều trị phải có khả năng tư vấn  áp dụng tâm lý trị liệu, giáo dục trị liệu  các liệu pháp xã hội khác cho bệnh nhân  gia đình.

+ Cơ sở điều trị phải lập hồ sơ bệnh án nội trú hoặc ngoại trú phù hợp với từng giai đoạn điều trị cho người bệnh và lưu trữ hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế. Cán bộ y tế trực tiếp cho người bệnh uống thuốc tại cơ sở điều trị.

+ Cơ sở điều trị phải đảm bảo việc mua bán, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc Naltrexone theo quy chế đối với thuốc độc bảng A

b-Đối với học viên: Muốn được điều trị chống tái nghiện bằng Naltrexone học viên phải đáp ứng được qui trình điều trị tại Trung tâm:

– Naltrexone được chỉ định để hỗ trợ chống tái nghiện trong các trường hợp sau:

1/ Những người bệnh nghiện các chất nhóm Opiats đã điều trị cắt cơn + phục hồi chức năng tâm lý – xã hội, chuẩn bị ra khỏi các cơ sở cai nghiện trở về cộng đồng có nguyện vọng được hỗ trợ chống tái nghiện.

2/ Những người bệnh nghiện các chất nhóm Opiats đã được điều trị bằng liệu pháp thay thế Methadone có nguyện vọng chuyển sang hỗ trợ điều trị chống tái nghiện bằng Naltrexone sau khi đã được điều trị cắt cơn 7-10 ngày.

3/ Những người bệnh trước đây nghiện các chất nhóm Opiats đã cai nghiện hiệu quả nhưng đang trong giai đoạn chịu nhiều stress có thể dễ bị tái phát, có nguyện vọng được hỗ trợ chống tái nghiện.

c-Các địa chỉ trên địa bàn TPHCM thực hiện điều trị chống tái nghiện bằng thuốc Naltrexone:

– Cơ sở xã hội Nhị Xuân:

Địa chỉ: 189E Đặng Công Bĩnh, Ấp 5, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TPHCM 

Điện thoại: (08)62730203, (08)62730203, 37135026, 37139167, 37139790

Fax: (08)37139790

Email: csxh.nhixuan.tnxp@tphcm.gov.vn

Website: nx.tnxp.hochiminhcity.gov.vn

– Trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa


Địa chỉ: 1051 Bình Quới (Xô Viết Nghệ Tĩnh), Phường 28, Quận Bình Thạnh.

5. Quá trình điều trị Naltrexone cho người cai nghiện được thực hiện như thế nào? (có mấy phương pháp điều trị, liều lượng và cách sử dụng)?

 a-Thời gian điều trị: Thời gian điều trị càng lâu càng đạt được hiệu quả cao. Trung bình từ 6 tháng đến 24 tháng.

 b-Cách điều trị:

– Ngày đầu: Sau khi đã được kiểm tra và đủ tiêu chuẩn điều trị, học viên sẽ được uống ½ viên naltrexone. Sau 30 phút nếu không xuất hiện bất thường sẽ uống tiếp ½ viên còn lại.

– Tháng thứ 1: uống 1 viên mỗi ngày tại phòng Y tế đội vào giờ cố định và có sự giám sát của nhân viên y tế.

– Tháng thứ 2 trở đi: tuần uống 3 lần:

 + Thứ 2: 2 viên

 + Thứ 4: 2 viên

 + Thứ 6: 3 viên 

Nếu học viên đang điều trị mà hồi gia thì sẽ được tiếp tục điều trị tại nhà, hàng tháng lên phòng y tế tái khám và lấy thuốc về nhà điều trị tiếp.

6. Những điểm lưu ý khi thực hiện điều trị Naltrexone:

Khi thực hiện điều trị bằng Naltrexone ta nên lưu ý những tác dụng không mong muốn của thuốc (khi uống naltrexone):

a-Tuyệt đối không được sử dung các chất gây nghiện, đặc biệt là các loại thuốc phiện

b-Tác dụng không mong muốn:

– Mất ngủ, lo âu, đau đầu, nôn, buồn nôn, đau bụng, đau nhức xương khớp. Nhìn chung không đáng kể nhẹ và tạm thời.

– Nguy cơ tử vong do tai biến quá liều : do tai biến thuốc phiện với những bệnh nhân đang sử dụng Thuốc chống tái nghiện Naltrexone mà đồng thời tái sử dụng chất dạng thuốc phiện hoặc bỏ Naltrexone dùng lại thuốc phiện (do mất dung nạp đối với chất dạng thuốc phiện)


c-Thận trọng sử dụng Naltrexone cho những người đã cai nghiện các chất nhóm Opiats gồm:
– Người bệnh là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.


– Người bệnh có tổn thương gan thận.


– Người bệnh nghiện đồng thời nhiều loại ma túy.


– Người bệnh dưới 18 tuổi.


– Người bị bệnh tâm thần nặng, trầm cảm.


– Người bệnh nhiễm HIV giai đoạn AIDS.

Rate this post

Tin liên quan